Thứ tư 05/02/2025 21:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Sông Gianh - thương hiệu xi măng “đỉnh”

22:31 | 05/11/2009


Phát động thi đua lao động sản xuất

Mặc dù 9 tháng đầu năm 2009 Cty gặp rất nhiều khó khăn nhưng toàn thể CBCNV cố gắng khắc phục và phát huy các yếu tố thuận lợi để thực hiện kế hoạch SXKD năm 2009, khẳng định sự sống còn của đơn vị là uy tín, chất lượng và phấn đấu không ngừng. Vì vậy, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao và ổn định, được người tiêu dùng chấp nhận. Xi măng Sông Gianh đã được đưa vào xây dựng tại các công trình trọng điểm có yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt như: Dự án thủy điện Đăkrơsa, Đăkmi, thủy điện Hương Điền, Bình Điền, Khu kinh tế Dung Quất, thủy điện A Vương…

Năm 2009 là năm thứ 4 xi măng Sông Gianh thâm nhập thị trường xi măng, vì vậy công tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc tập trung bán sản phẩm xi măng gia công tại Đà Nẵng và Phú Yên nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh và quảng bá sản phẩm xi măng Sông Gianh trên các thị trường từ Đà Nẵng trở vào, Cty Xi măng COSEVCO Sông Gianh còn tiếp tục mở rộng thị trường khu vực Tây Nguyên và TP.HCM.

Thực tế cho thấy xi măng Sông Gianh đang vươn lên trong thế khó bởi ngoài những thuận lợi thì khó khăn vẫn còn nhiều. Đơn cử như trong năm 2008, do nguồn điện cung cấp không ổn định, hay mất điện đột xuất nên đã ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị, đặc biệt là gạch chịu lửa. Trong năm dừng lò 21 lần do sự cố điện, 3 lần dừng lò để xây lại gạch và bảo dưỡng thiết bị, nâng tổng số ngày dừng lò lên 59 ngày, chưa kể đến hậu quả của cơn bão số 5 (ngày 27/10/2007) làm sập đổ hơn 250m tuyến băng tải vận chuyển hàng hóa từ nhà máy ra cảng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xuất hàng, giảm sản lượng tiêu thụ. Cty phải trung chuyển hàng từ máng xuất ra cảng Lèn Bảng nên phát sinh tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm. Với những khó khăn về giao thông vận tải cả về đường thủy, đường bộ cũng như đường sắt đã làm chi phí vận tải lên cao, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay việc nạo vét lòng sông Gianh khu vực bãi đá ngầm Kinh Nhuận - Km29 chưa xong, chỉ có tàu tải trọng dưới 500 tấn mới vào được nhưng lại phụ thuộc vào thủy triều. Vì thế phải dùng tàu khoảng 400 tấn xuống cảng Gianh rồi ra cảng Vũng Áng, cung đường vận chuyển đó đã đẩy chi phí vận chuyển lên. Ga Ngọc Lâm cách Nhà máy 20km nhưng chưa có đường vào ga và sân bãi, ga Đồng Lê và Phúc Tự quá xa nên việc vận chuyển sẽ đẩy giá thành lên cao.


Lãnh đạo Cty tặng quà CBCNV có hoàn cảnh khó khăn

Bên cạnh những khó khăn thì lợi thế của xi măng Sông Gianh chính là hiệu quả từ công tác tiêu thụ sản phẩm, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh so với cùng kỳ và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới do sản phẩm có chất lượng cao và ổn định. Giá bán bình quân tăng lên bằng giá các loại xi măng tương đương trên thị trường, tỷ trọng tiêu thụ xi măng trên tổng sản phẩm tiêu thụ tăng dần (năm 2007 chiếm 44,69%, năm 2008 chiếm 66%). Không chỉ có vậy, xi măng Sông Gianh còn áp dụng sáng kiến tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng vật liệu trong nước trong quá trình thay thế, sửa chữa. 

Với địa bàn tiêu thụ tương đối ổn định từ Hà Tĩnh đến TP.HCM và khu vực Tây Nguyên, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống người lao động từng bước được cải thiện là những cố gắng đáng ghi nhận. Xi măng Sông Gianh thực hiện mục tiêu bắt đầu có lãi vào năm 2010 và tiếp tục đầu tư dây chuyền 2 công suất 1,4 triệu tấn/năm (dự kiến khởi công vào quý IV/2009). Vấn đề đầu ra cho sản phẩm đã được giải quyết khi IDICO đã đầu tư trạm nghiền công suất 1,5 triệu tấn/năm tại TP.HCM, toàn bộ clinker sẽ cung cấp cho trạm nghiền này.

Cty Xi măng COSEVCO Sông Gianh là đơn vị chủ lực của TCty Miền Trung. Cty đã cung cấp cho thị trường các loại xi măng với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.

Với dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò quay phương pháp khô, do hãng POLYSIUS - CHLB Đức cung cấp, công suất 1,4 triệu tấn năm. Phòng thí nghiệm của Cty đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO/ IEC 17025:2005 mang ký hiệu VILAS 206. Còn hệ thống quản lý chất lượng đã được cấp giấy chứng nhận theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000. Các sản phẩm xi măng Poóclăng hỗn hợp PCB30, PCB40; xi măng Poóclăng PC50; clinker xi măng Poóclăng CPC50 được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260:1997 - xi măng Poóclăng hỗn hợp; TCVN 2682:1999 - xi măng Poóclăng; TCVN 7024:2002 - clinker xi măng Poóclăng thương phẩm.

Cty Xi măng COSEVCO Sông Gianh do TCty Miền Trung đầu tư xây dựng với tổng chi phí 3.200 tỷ đồng, tương đương 203 triệu USD. Nhà máy được trang bị hoàn chỉnh, đồng bộ dây chuyền thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại của CHLB Đức. Hệ tối ưu hóa chuyên gia dùng cho nghiền nguyên liệu, lò nung, máy nghiền xi măng cho hãng ABB của Thụy Sỹ cung cấp, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Thiết bị lấy mẫu tự động, kiểm soát quá trình sản xuất bằng hệ thống Polab-Polysius của CHLB Đức. Ngoài ra, nhà máy còn có phòng thí nghiệm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025-2005 với số hiệu: VILAS 2006; đồng thời được trang bị hệ thống cần định lượng nghiền nguyên liệu của hãng SCHENCK (CHLB Đức) cho độ chính xác cao; nhà kho tròn, rải và rút liên tục tuần hoàn có sức chứa 2 vạn tấn, với năng suất rải 750 tấn/giờ. Hệ thống đóng bao gồm 3 máy 8 vòi, cấp bao tự động của hãng Haver - boecker, năng suất mỗi ngày 100 tấn/giờ, có hệ thống tự động kiểm tra và hiệu chỉnh khối lượng từng bao xi măng trước khi xuất bán cho khách hàng… Đặc biệt, dây chuyền sản xuất được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển trung tâm. Hệ thống giám sát và điều khiển vi tính cho phép cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành các thiết bị một cách đồng bộ và an toàn. Trong lúc đó, các quá trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh với độ chính xác cao.

Cùng với hệ thống thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại và đội ngũ cán bộ, công nhân có khả năng vận hành hiệu quả an toàn, xi măng Sông Gianh còn có nguồn nguyên liệu khá tốt để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Đó là đá vôi khai thác tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, đã được nhà thầu Polysius kiểm nghiệm mẫu tại Cộng hòa Liên bang Đức đạt chất lượng hàng đầu Việt Nam; các loại nguyên liệu khác như đá sét, đá đen, quặng sắt, đá cao silic khai thác tại Quảng Bình, đá bazan khai thác tại Nghệ An, thạch cao khai thác tại Lào đều đạt chất lượng loại I cho sản xuất xi măng. Ngoài ra, Cty còn đánh giá chính xác chất lượng nguyên liệu, xây dựng phương án phối liệu phù hợp. Tìm kiếm, lựa chọn để thay thế một số loại nguyên liệu, vật tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế như việc đưa đá đen Vạn Ninh, đá đen Trung Hóa - Thượng Hóa, cao Silic Mai Hóa, phụ gia Puzơlan vào phục vụ sản xuất... Nhờ đó, xi măng Sông Gianh có đặc tính nổi bật về chất lượng tạo nên độ dẻo bê tông cao hơn, thích hợp cho mọi công trình, nhất là đối với công trình lớn đòi hỏi sự bền vững lâu dài, chịu được môi trường ăn mòn và xâm thực; màu sắc đẹp hơn, hợp thị hiếu khách hàng; có hệ thống dư mác cao, cường độ cao hơn hẳn xi măng cùng chủng loại nhưng giá bán không cao hơn. Các loại xi măng mang thương hiệu độc quyền Sông Gianh PCB30, PCB40, PC40, PC50 đều đóng tự động trong vỏ bao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động đạt tiêu chuẩn quốc tế có ghi rõ số lô xuất xưởng để bảo hành hàng hóa.

Xi măng Sông Gianh hiện đã tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ, đưa sản phẩm đến tận các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Thơ và 5 tỉnh Tây Nguyên bằng ô tô, tàu hỏa, tàu thủy để cung ứng kịp thời cho khách hàng và đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tại các địa bàn nói trên. Cty cũng đang nghiên cứu tổ chức sản xuất các loại xi măng đặc chủng phù hợp yêu cầu khách hàng để xuất khẩu sang châu Phi với khối lượng lớn. Đây là cơ sở vững chắc để Cty triển khai dự án đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất lên 4,4 triệu tấn một năm trong những năm tới.

Ngày 5/7/2003 công trình Nhà máy xi măng Sông Gianh đặt mũi khoan đầu tiên để thực hiện xử lý nền móng công trình. Ngày 26/10/2005 nhà máy được đưa vào vận hành chạy thử. Ngày 18/3/2006 nhà máy chính thức đi vào vận hành cho ra lò mẻ clinker đầu tiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam và kể từ đó sản phẩm xi măng COSEVCO Sông Gianh với biểu tượng hai con ngựa bay chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam.

Ngày 5/7/2003 công trình Nhà máy xi măng Sông Gianh đặt mũi khoan đầu tiên để thực hiện xử lý nền móng công trình. Ngày 26/10/2005 nhà máy được đưa vào vận hành chạy thử. Ngày 18/3/2006 nhà máy chính thức đi vào vận hành cho ra lò mẻ clinker đầu tiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam và kể từ đó sản phẩm xi măng COSEVCO Sông Gianh với biểu tượng hai con ngựa bay chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam.

Ngọc Lân

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load