(Xây dựng) - Móng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng nhà ở, nó được coi là nền tảng để nâng đỡ nguyên khối và tạo nên sự bền vững cho cả công trình. Muốn tổ ấm của bạn được chắc chắn và kiên cố thì lựa chọn đơn vị uy tín, thi công giám sát móng nhà cẩn thận, kỹ lưỡng là một điều tuyệt đối không được bỏ qua. Bài viết sau đây gợi ý những sai lầm cần tránh khi đổ móng nhà.
1. Khảo sát địa chất không kỹ
Không có một công ty tư vấn xây dựng bỏ qua công đoạn này, bởi thông qua bước này mới lựa chọn được loại đất để xây dựng và thi công móng nhà thích hợp. Trong số các loại đất thì đất cát chính là loại tốt nhất dùng để xây nhà, nó có đặc điểm là chặt và đảm bảo độ kiên cố. Bên cạnh đó còn có ưu điểm khô ráo, khả năng thấm hút nhanh, tạo môi trường tốt để vi sinh vật phát triển. Vì khả năng tự làm sạch của nó rất cao, vậy nên rất khó xảy ra tình trạng nghiêng lún.
Ảnh minh họa.
Trong trường hợp xây dựng nhà phố mà không gặp phải loại đất cát thì bạn cần phải tránh một vài loại đất như sau:
- Đất sét: Là loại đất có khả năng hút nước kém bởi kết cấu của nó quá chặt, không tạo được môi trường và điều kiện tốt để các vi sinh vật phát triển, làm giảm khả năng tự làm sạch của đất. Do đó nếu bạn dùng nó thì ngôi nhà sẽ thường xuyên bị ẩm thấp, nước bị đọng ở trên sàn, gia tăng ruồi muỗi, sinh sôi nấm mốc.
- Đất xốp: Đây cũng là loại đất có khả năng chịu lực kém nên ngôi nhà sẽ dễ xảy ra tình trạng sập lún, nghiêng đổ. Nguồn nước hay bị ô nhiễm và nước thải sinh hoạt trong gia đình bị tù dọng phía dưới.
Không chỉ việc cần tránh hai loại đất trên mà khi xây móng bạn cũng không được chọn những vị trí có mực nước quá cao vì điều này sẽ gây tình trạng ẩm thấp. Tốt nhất là nên chọn nơi có mạch nước ngầm dưới đất thấp, nếu nó dưới nơi đổ móng nhà chừng 0.5m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và giảm thiểu được tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm.
2. Thiết kế không phù hợp
Có nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại phù hợp với một kiểu nhà, gia chủ cần phải xem xét rõ điều đó, đối chiếu với đơn vị chủ đầu tư để kiểm tra xem họ có lựa chọn phù hợp hay không. Trong trường hợp không phù hợp thì cần phải thay đổi ngay. Một số loại móng phổ biến là:
- Móng nông: Loại móng này có độ sâu chừng 1.2÷3.5m, thích hợp với những công trình nhỏ, khả năng chịu tải trọng ở mức thấp và trung bình, xây dựng trên nền đất loại tốt. Ví dụ bạn xây dựng nhà cao tầng dùng móng cọc khoan nhồi với đường kính cọc từ 0,8m - 1,4m thì phải dùng loại cọc ð 1m và ð 1,2m.
- Móng sâu: Đối với loại này thì phải tính độ sâu của thiết kế, tiếp đến là đưa móng xuống đúng độ sâu. Nó hoàn toàn phù hợp đối với những công trình có tải trọng lớn nhưng bạn cũng không nên xây dựng nó ở nơi có mạch nước ngầm lớn.
Bên cạnh hai vấn đề trên thì bạn cũng phải tránh một vài sai sót khác ví dụ như thi công không đảm bảo gây nứt sàn bê tông, giảm tuổi thọ công trình, nghiêng, lún… sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng, lựa chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm, không quan tâm đến nhiệm vụ giám sát thi công. Chỉ cần không chú trọng một trong số những vấn đề này thì sẽ không thể nào đem lại một ngôi nhà hoàn thiện cho bạn, vậy nên luôn luôn sáng suốt trong mọi công đoạn nhé!
Theo Đào Thơ/tcxd.vn