Thứ sáu 19/04/2024 16:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia đảm bảo tính ổn định, bền vững xanh

23:20 | 25/12/2019

(Xây dựng) – Ngày 25/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã chủ trì Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

quy hoach he thong do thi va nong thon quoc gia dam bao tinh on dinh ben vung xanh
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đại diện Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia nêu báo cáo rà soát đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước, trong đó đánh giá tổng quát tình hình thực hiện điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 có thể hiện rõ kết quả đạt được trước hết là các vùng đô thị lớn xung quanh Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung bước đầu trở thành cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia, hệ thống hạ tầng khung quốc gia như cảng biển, cảng hàng không quốc tế, hệ thống đường cao tốc, đường sắt Bắc – Nam đã và đang lớn mạnh không ngừng.

Qua 10 năm thực hiện (2009 – 2019) quy hoạch và phát triển đô thị theo định hướng đã đạt được kết quả nhất định: Số lượng đô thị tăng từ 754 đô thị năm 2009 lên gần 790 đô thị năm 2025, năm 2018 là 828 đô thị; tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 29,6% lên 35,7% và 38,4%. Đây là thời kỳ đô thị có tốc độ gia tăng nhanh chóng, đô thị tăng mạnh về số lượng và quy mô.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế về tầm nhìn đô thị phát triển nhanh nhưng mất cân đối, từ tầm nhìn quy hoạch đến thực tế còn có khoảng cách khá xa, sự phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị. Mạng lưới đô thị quốc gia, định hướng mới chỉ quan tâm đến các đô thị phân theo hệ thống tầng bậc, chưa đề cập đến quản lý Nhà nước đối với các đô thị đặc trưng đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây.

Từ những bất cập còn tồn tại của quy hoạch trước đây, quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 phải quan tâm đến xây dựng bộ khung của hệ thống đô thị và nông thôn là cơ sở, nền tảng phát triển, kết nối đồng bộ, hữu cơ giữa đô thị và nông thôn. Đồng thời kết hơp chặt chẽ với các loại hình quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch cùng cấp. Phải đảm bảo tính hài hòa, khả năng sức chứa, tính dự trữ, khả năng đàn hồi, chống chịu trong phát triển đô thị và nông thôn.

Theo đó, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định phạm vi ranh giới là toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền, các hải đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền. Ranh giới trực tiếp nghiên cứu trực tiếp là tổng diện tích tự nhiên của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khoảng 331.132km2.

Quan điểm lập quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2021 - 2030, sự phân bố trình độ phát triển lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển quốc gia, các ngành và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước trong một hệ thống đô thị và nông thôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau để trở thành một tổng thể phát triển tối ưu, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Xây dựng được đường lối cho quá trình phát triển đô thị và nông thôn đảm bảo tính ổn định, bền vững xanh, thông minh trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp.

Mục tiêu tổng quát được đánh giá thúc đẩy quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới hiệu quả, có chất lượng, bền vững hơn về môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, đảm bảo an ninh lương thực. Trên cơ sở tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh, đổi mới mô hình phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo mô hình mạng lưới xanh, thông minh. Từng bước xây dựng và củng cố vững chắc nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ hiện đại, có môi trường và chất lượng sống tốt.

Dự báo triển vọng phát triển dân số và đô thị hóa đến năm 2030 tổng dân số khoảng 105.000.000 - 108.000.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 50.000.000 - 55.000.000 người, dân số các vùng nông thôn khoảng 53.000.000 - 55.000.000. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 48 - 51%. Đến năm 2050 tổng dân số khoảng 115.000.000 – 130.000.000 người. Trong đó dân số đô thị khoảng 75.000.000 – 85.000.000 người, dân số vùng nông thôn khoảng 40.000.000 – 45.000.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60 - 65%.

Ý kiến chung của các thành viên Hội đồng cho rằng về sự phù hợp và tính quan trọng nội dung quy hoạch, đơn vị tư vấn đề xuất đúng yêu cầu. Tuy nhiên nội dung cần bổ sung, xác định vùng ảnh hưởng nước biển dâng, lũ quét để có cảnh báo cấm hạn chế xây dựng phát triển, hạn chế rủi ro thiên tai. Nhiệm vụ cần bổ sung hiện trạng hạ tầng thương mại, nông thôn, đánh giá hạ tầng xã hội. Mục tiêu cụ thể theo từng thời kỳ nên có chỉ tiêu rõ ràng.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn đã tổng kết các ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định. Thứ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu của quy hoạch trước hết cần cô đọng nội dung, đơn vị làm quy hoạch phải khảo sát kỹ về nông thôn, nông thôn ngày nay phát triển khác trước tương đối nhiều.

Thứ trưởng cũng đồng tình với quan điểm của các thành viên Hội đồng, quy hoạch tổng thể không nên can thiệp sâu vào các đô thị sau này, tuy nhiên định hướng cần thể hiện rõ sự phát triển liên kết vùng.

Thứ trưởng mong muốn Đồ án này mặc dù đưa ra nhiệm vụ nhưng sau này có các khu vực đi điều tra khảo sát với những trục tuyến, hướng góc phát triển phải đưa ra các định hướng cụ thể theo vị trí chứ không đề cập chung chung.

Hà Đào (Ảnh: Trần Đình Hà)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

  • Điều chỉnh nhiều hạng mục, công trình tại huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm công trình, dự án trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

  • Đề xuất lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Tờ trình đề xuất chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load