Thứ ba 05/11/2024 05:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phương Nga đầy “phá cách” với ca khúc Trăng khuyết tại Sao Mai 2022

21:25 | 20/09/2022

(Xây dựng) – Đêm thi đầu tiên vòng chung kết giải Sao Mai 2022 đã diễn ra vô cùng sôi động và hấp dẫn. Phương Nga (SBD 13) đã xuất sắc cùng với 4 thí sinh khác của dòng nhạc dân gian bước tiếp vào vòng 2.

phuong nga day pha cach voi ca khuc trang khuyet tai sao mai 2022

Cùng với thí sinh các dòng nhạc thính phòng, nhạc nhẹ; các giọng ca dòng nhạc dân gian cũng đã có một đêm thi đầy sự cống hiến với chất lượng nghệ thuật cao.

Thí sinh Mai Thu Hương (SBD 04) gây ấn tượng mạnh với khán giả bằng liên khúc gồm bài chèo cổ Con gà rừng và ca khúc Chờ chàng (Trần Khánh Ly). Tiếp ngay sau đó, thí sinh Thu An (SBD 02) đã mang đến sân khấu Sao Mai không gian linh thiêng, huyền bí qua ca khúc Tháng Giêng (Thơ: Nguyễn Văn Hoan - Nhạc: Ngọc Thịnh - Huỳnh Tú). Cô gái đến từ Hà Tĩnh Đặng Thị Thuỳ Dương (SBD 11) thể hiện khá ấn tượng ca khúc Đêm ả đào (Phú Quang). Đến từ thành phố Hồ Chí Minh, thí sinh Nguyễn Thị Hiếu (SBD 14) đã khiến đêm thi trở nên sôi động qua bài hát văn Cô đôi thượng ngàn. Thí sinh Minh Ngọc (SBD 07) đã kết thúc phần thi của phong cách thính phòng bằng ca khúc Sông ơi đừng chảy (Nguyễn Vĩnh Tiến) khá ngọt ngào.

phuong nga day pha cach voi ca khuc trang khuyet tai sao mai 2022

Đặc biệt, phần thi của thí sinh Phương Nga (Nguyễn Thị Nga SBD 13) cũng mang lại những dư vị khá đặc biệt và tạo nên những tranh luận sôi nổi. Lựa chọn ca khúc Trăng khuyết (Thơ Phi Tuyết Ba, nhạc Huy Thục), Phương Nga đã thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính của mình trong việc “làm mới” bài hát rất quen thuộc này. Với phần phối khí chỉn chu, cầu kỳ kết hợp giữa dàn nhạc dân tộc với dàn dây (thính phòng) tạo nên sự hòa quyện giữa âm nhạc cổ truyền và âm nhạc hiện đại. Với bản phối rất hay như thế, ca sỹ nào cũng sẽ thăng hoa trên sân khấu và Phương Nga cũng là một ví dụ. Phương Nga có giọng hát ngọt ngào và cảm xúc khá tốt, thế nên cô hát như “lên đồng” ca khúc này. Tuy nhiên, vì quá “sung” và cũng có chút áp lực tâm lý thi cử nên Phương Nga cũng có đôi chỗ chuệch choạc, chưa thực sự hoàn hảo so với chính khả năng của cô. Nhưng ở một khía cạnh khác, trong khi một số thí sinh ở bảng dân gian chọn nhầm bài, thì Phương Nga là một trong số những thí sinh chọn bài “chuẩn” nhất. “Trăng khuyết” là một ca khúc nhạc mới mang âm hưởng dân gian – đúng với tiêu chí của cuộc thi Sao Mai.

phuong nga day pha cach voi ca khuc trang khuyet tai sao mai 2022

Ngoài việc đầu tư kỹ càng cho âm nhạc (phối khí, tập luyện,…) thì Phương Nga cũng rất chịu khó đầu tư hình ảnh. Với bộ áo dài trắng cách điệu, Phương Nga xuất hiện trên sân khấu rất nữ tính, duyên dáng nhưng không kém phần “uy lực”. Hình ảnh đẹp và phong cách biểu diễn hết mình là những ưu điểm mạnh của Phương Nga bên cạnh giọng hát ngọt ngào giai điệu quê hương.

Ban giám khảo đêm thi là những nghệ sỹ - nhạc sỹ gạo cội có nhiều năm kinh nghiệm “lăn lộn” trên thị trường âm nhạc và các cuộc thi hát, nên họ có rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để thẩm định phần thi của các thí sinh, đó là Nhạc sỹ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam (Trưởng Ban giám khảo), Đại tá - nhạc sỹ Xuân Thuỷ (Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội), NSƯT Thanh Thuý (Phó Giám đốc Sở Văn hoá thông tin thành phố Hồ Chí Minh), NSƯT Tấn Minh (Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long), NSƯT Phạm Phương Thảo (Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), ca sỹ Quang Hào (Giám đốc Nhà hát Trưng Vương), nhạc sỹ Giáng Son (giảng viên Đại học Sân khấu Điện ảnh). Với sự làm việc công tâm, khách quan, Ban giám khảo đã chọn Phương Nga cùng 13 thí sinh khác bước vào đêm thi thứ 2 sẽ được diễn ra vào 20h10 phút tối chủ nhật (25/9/2022) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.

Diệp Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load