Thứ bảy 18/01/2025 12:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Phát triển vật liệu xây không nung: Tồn tại và kiến nghị

17:17 | 04/04/2019

(Xây dựng) - Đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về vật liệu xây ở nước ta tăng nhanh trong 10 năm gần đây. Hiện nay, nhu cầu vật liệu xây tăng khoảng 10 - 12%/năm, nếu chỉ sử dụng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp, hàng triệu tấn than mỗi năm. Xuất phát từ các đòi hỏi về phát triển bền vững, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ đưa ra lộ trình từng bước xóa bỏ lò thủ công, thủ công cải tiến; lò vòng, lò vòng cải tiến sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và lò đứng liên tục để phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN).

 

Kết quả sau 8 năm triển khai

Sau 8 năm triển khai chương trình phát triển VLXKN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 đến nay đã thu được kết quả sau:

Nhận thức của các bộ ngành, chính quyền các địa phương và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình phát triển VLXKN đã được nâng cao. Các cấp chính quyền của các địa phương đã chủ động, quyết liệt hơn trong việc xóa bỏ các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến và lò vòng sản xuất gạch đất sét nung tăng cường chỉ đạo khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ VLXKN. Đặc biệt tại một số địa phương đã xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công như: Bắc Ninh, Hải Dương, TP.HCM…

Chương trình đã được sự hưởng ứng của các hội, hiệp hội nghề nghiệp. Các hội nghề nghiệp đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn, tham quan khảo sát. Sự vào cuộc của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền cho việc sản xuất và sử dụng sản phẩm VLXKN trên các phương tiện truyền thông đã có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ VLXKN;

Các DN, đặc biệt là DN tư nhân đã tích cực, chủ động hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, đã chủ động ứng dụng công nghệ, đầu tư sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm VLXKN đạt chất lượng, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm VLXKN. Tới nay, về năng lực sản xuất (tổng công suất thiết kế) đã đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đề ra. Chất lượng sản phẩm từng bước được kiểm soát, nâng cao.

Những tồn tại và vướng mắc

Mặc dù năng lực sản xuất VLXKN hiện đã đạt được mục tiêu nhưng sản lượng sản xuất và tiêu thụ thực tế còn thấp hơn mức kỳ vọng, các cơ sở sản xuất không phát huy được hết công suất thiết kế do khó khăn trong tiêu thụ VLXKN. Việc tiêu thụ VLXKN khó khăn do các nguyên nhân sau:

Về cơ chế chính sách: Nguồn đất sét để sản xuất gạch nung ở nước ta được khai thác quá dễ dàng nên giá thành của sản phẩm gạch nung rẻ, khiến VLXKN khó cạnh tranh.

Việc biên soạn giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp, các giáo trình mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng VLXKN chưa được thực hiện một cách đồng bộ.

Các chính sách ưu đãi trong đầu tư sản xuất VLXKN đã được ban hành nhưng tại nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện, nhiều DN sản xuất VLXKN chưa được hưởng các ưu đãi theo quy định.

Hệ thống văn bản về tiêu chuẩn, định mức, các giải pháp thi công, hướng dẫn thi công, nghiệm thu chưa đầy đủ cho các chủng loại sản phẩm;

Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến Chương trình, hoặc chưa có giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng GĐSN; chưa xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Về sản xuất: Do các nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn còn hạn chế, nên một số DN chỉ nhập các dây chuyền công nghệ với trình độ trung bình, thiếu đồng bộ; công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và tiếp thu công nghệ chưa tốt; giai đoạn đầu đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chưa được đào tạo đầy đủ; các nhà máy vừa sản xuất vừa điều chỉnh nên chất lượng sản phẩm chưa ổn định;

Công tác bảo quản sản phẩm khi lưu kho và vận chuyển chưa đúng quy trình đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;

Đối với gạch bê tông: Kích thước GKN nhỏ, không phát huy được lợi thế tăng năng suất và giảm chi phí thi công; Mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu chưa phù hợp với thị trường; Nhiều hộ cá thể và DN nhỏ chưa quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn tiêu thụ ra thị trường, gây tác động tiêu cực trong cách nhìn nhận của người sử dụng về VLXKN nói chung.

Về sử dụng: Nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về VLXKN còn chưa đầy đủ, chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm VLXKN; chưa nghiên cứu, cập nhật đầy đủ các quy định của Nhà nước, đặc biệt là đối với gạch bê tông khí chưng áp (AAC), là sản phẩm nhẹ, cách âm cách nhiệt, có nhiều tính năng ưu việt. Sản phẩm này khi sử dụng cần có những yêu cầu đặc thù về kỹ thuật, về quy trình thi công. Tuy nhiên nhiều đơn vị thi công chưa tuân thủ đúng chỉ dẫn kỹ thuật nên khi sử dụng đã gây ra các khuyết tật nứt rạn làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng sản phẩm, lòng tin của người sử dụng.

Kiến nghị

Để hạn chế gạch nung, đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng, cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Nghiên cứu, soát xét và bổ sung các văn bản về hành lang pháp lý cho việc sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng;

Tăng cường chỉ đạo khuyến khích sản xuất và sử dụng VLXKN bằng các chính sách thuế môi trường về sản xuất gạch nung, thuế khai thác và sử dụng đất sét làm gạch nung...

Tăng cường tuyên truyền để các chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn, kiến trúc sư ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đẩy mạnh sử dụng VLXKN, hạn chế sử dụng GĐSN;

Tiếp tục thông tin, tuyên truyền phổ biến Chương trình 567, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều hình thức tới các bộ ngành, địa phương, DN và toàn xã hội để thấy được lợi ích của việc sử dụng VLXKN;

Tăng cường đôn đốc các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg và Thông tư 10/2017/TT-BXD; đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sản xuất và sử dụng VLXKN;

Nhóm giải pháp về kỹ thuật: Tiếp tục nghiên cứu để xử lý, đưa ra các phương án khắc phục những tồn tại đối với các chủng loại VLXKN hiện tại và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm VLXKN mới chất lượng cao;

Soát xét chỉnh sửa Chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu tường xây bằng block bê tông khí chưng áp” ban hành theo Quyết định 947/QĐ-BXD ngày 31/10/2011;

Xây dựng ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu khối xây bằng gạch bê tông” và các chỉ dẫn kỹ thuật liên quan;

Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thiết kế công trình sử dụng VLXKN đối với gạch bê tông và gạch nhẹ; sổ tay thiết kế chi tiết điển hình dùng cho gạch nhẹ;

Biên soạn giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp các giáo trình mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, nghiệm thu khối xây bằng GXKN;

Soát sét, xây dựng lại định mức sử dụng VLXKN phù hợp với điều kiện thực tế.

Số cơ sở sản xuất vật liệu xây trên cả nước tính đến cuối 2017 là 8.943 cơ sở với tổng công suất thiết kế đạt 32,9 tỷ viên QTC/năm trong đó: GKN khoảng 2.320 cơ sở sản xuất với tổng công suất thiết kế đạt 6,8 tỷ viên QTC/năm chiếm 21% vật liệu xây; Gạch đất sét nung khoảng 6.630 cơ sở sản xuất với tổng công suất thiết kế đạt 26,0 tỷ viên/năm.

Hiện đã có 35/63 tỉnh thành có Chỉ thị của UBND về việc xóa bỏ sản xuất gạch nung thủ công và tăng cường sử dụng VLXKN; 45/63 tỉnh thành có xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm sản xuất gạch nung; 56/63 tỉnh thành lập Quy hoạch và Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Các văn bản quản lý nhà nước về phát triển VLXKN

- Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển VLXKN;

- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng GĐSN;

- Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý VLXD;

- Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng;

- Quyết định số 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (sửa đổi, bổ sung) - Công tác sử dụng VLXKN;

- Văn bản số 14/TB-VPCP ngày 09/01/2018 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo UBND các tỉnh thành “dừng đầu tư mới đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất GĐSN”;

- Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 của Bộ KH&ĐT về không khuyến khích nhập khẩu thiết bị sản xuất gạch không nung có công suất nhỏ dưới 20 triệu viện QTC/năm.

 Phạm Văn Bắc
Vụ trưởng Vụ VLXD - Bộ Xây dựng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam: Phát triển công nghệ bê tông Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) – Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội Bê tông Việt Nam không chỉ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực vật liệu mà còn quan tâm cả công nghệ thi công đến thiết kế kết cấu công trình. Trước yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới, Hội Bê tông Việt Nam xác định các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự báo, định hướng phát triển cho công nghệ bê tông ở Việt Nam, đáp ứng thực tiễn xây dựng của đất nước cũng như đảm bảo tính bền vững của công trình. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam về những nhiệm vụ quan trọng này.

    23:48 | 11/01/2025
  • Đôn đốc các nhà máy xi măng lắp đặt hệ thống phát điện từ nhiệt thải

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có Văn bản 75/BXD-VLXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng.

    08:07 | 11/01/2025
  • Bắc Giang: Tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án trên địa bàn tỉnh.

    22:15 | 08/01/2025
  • Vụ mỏ cát 370 tỷ: Hủy kết quả đấu giá, phạt Công ty MT Quảng Đà 17 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa đưa ra quyết định hủy kết quả phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B tại xã Điện Thọ được tổ chức vào ngày 19/10/2024. Công ty Cổ phần MT Quảng Đà (Công ty MT Quảng Đà) cũng bị xử phạt 17 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá này.

    16:55 | 07/01/2025
  • Quảng Nam: Đề xuất đấu giá 7 điểm mỏ khoáng sản ở huyện Đại Lộc

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xem xét giải quyết đề xuất danh mục đầu tư các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Lộc.

    15:22 | 06/01/2025
  • Chống lãng phí tài nguyên khoáng sản: Tạo hành lang pháp lý toàn diện

    Luật Địa chất và Khoáng sản được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đã kế thừa nhiều nội dung của Luật Khoáng sản; đồng thời bổ sung một số quy định mới nhằm khắc phục bất cập trong thực tiễn, đưa khoáng sản trở thành nguồn lực xứng tầm trong phát triển kinh tế - xã hội.

    14:50 | 06/01/2025
  • Nâng cao chất lượng công trình, cần xây dựng hệ sinh thái giải pháp toàn diện

    (Xây dựng) - Nâng cao chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD) không chỉ dừng lại ở việc cải tiến sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự kết hợp giữa hiểu biết sâu sắc của chuyên gia về kỹ thuật, địa chất, công nghệ, cùng chuỗi cung ứng hiệu quả để gia tăng tính bền vững cho công trình.

    15:38 | 03/01/2025
  • Quảng Nam: Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất đưa khu vực vàng gốc Hố Ráy vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Trên cơ sở ý kiến các Sở, ngành và UBND huyện Phú Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh đưa khu vực Hố Ráy, mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc tổ chức lựa chọn các đơn vị có năng lực khai thác và chế biến để nhiều nhà đầu tư được tiếp cận theo nguyên tắc cạnh tranh và góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

    15:28 | 02/01/2025
  • Doanh nhân 29 tuổi trúng đấu giá 2 mỏ cát trăm tỷ đồng ở Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Một doanh nghiệp do nam doanh nhân sinh năm 1995, đến từ tỉnh Phú Thọ điều hành đã tham gia đấu giá và trúng 2 mỏ cát lớn ở Quảng Ngãi, với tổng diện tích 36,61ha, trữ lượng tài nguyên dự báo gần 757.00m3. Tổng số tiền trúng đấu giá tạm tính của hai mỏ lên đến hàng trăm tỷ đồng.

    11:57 | 30/12/2024
  • Xác định đối tượng nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện A được UBND huyện A giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng trường mầm non. Trong các hạng mục công trình thi công của dự án có hạng mục hạ cost, san nền tạo mặt bằng (đất phát sinh từ quá trình hạ cost nền sẽ được sử dụng đắp vào các vị trí có cost thấp hơn để tạo mặt bằng).

    10:33 | 30/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load