Thứ sáu 29/03/2024 16:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phát triển bất động sản công nghiệp: Tiềm năng nhiều nhưng vẫn còn rào cản

20:10 | 03/06/2020

(Xây dựng) - Là phân khúc sở hữu nhiều lợi thế như giá thuê đất, nhân công rẻ, lợi ích từ các hiệp định thương mại… nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do gặp nhiều rào cản về hạ tầng, pháp lý…

phat trien bat dong san cong nghiep tiem nang nhieu nhung van con rao can
Bất động sản công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do gặp nhiều rào cản về hạ tầng, pháp lý…

Có thể thấy, sau dịch Covid-19, thị trường bất động sản công nghiệp đã có những chuyển biến mới và vẫn ghi nhận tăng trưởng, trong đó, đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đặc biệt, trong bối cảnh các phân khúc nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng hay bất động sản nông nghiệp sụt giảm doanh thu bởi tác động tiêu cực của Covid-19, khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đó là bởi nhiều quốc gia đang dịch chuyển luồng đầu tư sang các thị trường thay thế, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến tiềm năng cho dòng vốn ngoại. Cùng với đó, Chính phủ đang hoàn thành nước rút cho các hiệp định thương mại tự do mới. Những lợi thế cạnh tranh này kích hoạt dòng vốn đổ vào các khu công nghiệp.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 4,9% trong năm nay. Trong quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Đánh giá của tổ chức này cho thấyViệt Nam vẫn đang duy trì các yếu tố cơ bản tốt, với tốc độ tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á. Yếu tố thứ hai dự báo thu hút các nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới chính là những lợi ích từ các hiệp định thương mại. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương tạo động lực bền vững cho thị trường đầu tư và bất động sản công nghiệp đang nhận được phản ứng khá tốt.

Mặc dù đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, song các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra những điểm tồn tại cần khắc phục, như phát triển mạnh các khu công nghiệp nhưng cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất. Phát triển cơ sở hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

Ông Stephen Wyatt - Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường bất động sản JLL Việt Nam nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải cải thiện mức độ minh bạch cũng như đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, cải cách hành chính,… chủ động nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập, trong đó quan tâm tới các yếu tố như thương hiệu, công nghệ, môi trường, cũng như tác động đến nền kinh tế - xã hội nhằm phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, hiện nút thắt pháp lý chính là rào cản lớn nhất cho bất động sản công nghiệp.

Do đó, bất động sản công nghiệp cần sự vào cuộc sâu sát hơn từ phía cơ quan quản lý, tạo hành lang chính sách, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn hơn; cần ưu tiên chính sách giải tỏa, đền bù, thu hồi đất phù hợp, là cơ sở để mở rộng nguồn cung nhanh hơn, cần nhiều chính sách ưu đãi hơn cho nhà đầu tư, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load