Chủ nhật 03/11/2024 01:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Ninh Bình: Nhiều chủ mỏ đá nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường

22:22 | 12/03/2024

(Xây dựng) – Tính đến ngày 29/02/2024, trên địa bàn huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) có tới 13 doanh nghiệp, công ty đang nợ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường với tổng số tiền trên 4,3 tỷ đồng.

Ninh Bình: Nhiều chủ mỏ đá nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường
Nhiều chủ mỏ đá trên địa bàn huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp đang nợ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

Theo nguồn tin riêng của PV Báo điện tử Xây dựng, tính đến ngày 29/02/2024, trên địa bàn huyện Yên Mô có 6 doanh nghiệp, công ty khai thác mỏ đá đang nợ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Cụ thể: Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Yên Từ, đang nợ phí bảo vệ môi trường là 13,788 triệu đồng; Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình nợ thuế tài nguyên 129,276 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 165,276 triệu đồng; Công ty TNHH đầu tư phát triển Xuân Hiếu nợ thuế tài nguyên 493,03 triệu đồng, nợ thuế bảo vệ môi trường 719,371 triệu đồng;

Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Gia Huệ nợ thuế tài nguyên 292,894 triệu đồng, nợ thuế bảo vệ môi trường 195,455 triệu đồng; Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Thương Mại nợ thuế tài nguyên 160 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 159 triệu đồng; Công ty TNHH thương mại và xây dựng PAPT nợ thuế tài nguyên 398,620 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 599,622 triệu đồng.

Trên địa bàn thành phố Tam Điệp có 7 doanh nghiệp đó là: Công ty TNHH Việt Thắng nợ thuế tài nguyên 72,765 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 54,885 triệu đồng; Doanh nghiệp tư nhân Hoài Huyền nợ thuế tài nguyên 32,880 triệu đồng; Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Học nợ thuế tài nguyên 36,61 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 13,565 triệu đồng; Công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Long Vân nợ thuế tài nguyên 205,695 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 177,176 triệu đồng;

Công ty TNHH Âu Lạc nợ thuế tài nguyên 49,7 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 37,592 triệu đồng; Công ty Cổ phần Đá Đồng Giao nợ thuế tài nguyên 63,087 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 47,733 triệu đồng; Công ty TNHH đầu tư và nông nghiệp sạch Tam Điệp nợ thuế tài nguyên 124,231 triệu đồng, nợ phí bảo vệ môi trường 69,71 triệu đồng.

Trong Kết luận Thanh tra số 203/ TB – TTCP ngày 6/02/2024 của Thanh tra Chính phủ, về trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; quản lý, sử dụng đất đai, cấp phép khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại tỉnh Ninh Bình đã chỉ rõ: Đối với công quản lý Nhà nước về cấp phép khai thác khoáng sản giai đoạn 2011 – 2022, UBND tỉnh Ninh Bình chậm phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, quy định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; chậm ban hành quy định về đấu giá quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền.

Ninh Bình: Nhiều chủ mỏ đá nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động khoáng sản.

Còn 13 dự án được cấp phép từ năm 2011 – 2019 nhưng đến thời điểm thanh tra chưa được giao đất, ký hợp đồng thuê đất (có khó khăn liên quan việc chuyển mục đích sử dụng rừng và công tác giải phóng mặt bằng); một số dự án khai thác chưa đúng thiết kế được phê duyệt; chưa lắp đặt trạm cân; nhận chuyển nhượng và chưa chuyển mục đích sử dụng đất; chưa thực hiện đầy đủ quy định về an toàn lao động; một số đơn vị còn nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác; việc theo dõi nguồn thu từ hoạt động khoáng sản giữa các cơ quan Thuế chưa chặt chẽ, số liệu chưa được cập nhật thường xuyên, chưa thống nhất với số liệu thực nộp của một số chủ đầu tư dự án.

Đối với 2 dự án cấp phép khai thác khoáng sản được thanh tra còn một số vi phạm như: Chậm thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, chậm được cấp giấy phép bảo vệ môi trường, tiến hành quan trắc môi trường và báo cáo quan trắc môi trường không đầy đủ, chưa lắp đặt trạm cân tại khu vực khai thác, nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động khoáng sản; kiểm tra, rà soát và xử lý theo quy định đối với các thiếu sót, vi phạm của các chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản, đôn đốc các đơn vị nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nghĩa vụ tài chính, đảm bảo tính đúng, thu đủ, không thất thoát ngân sách Nhà nước.

Cục Thuế kiểm tra, có giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu từ hoạt động khoáng sản, chịu trách nhiệm tính đúng, tính đủ các khoản thuế, phí không để thất thu, thất thoát ngân sách Nhà nước.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
  • Thanh Hóa: Chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 15755/UBND-KTTC về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

    19:23 | 28/10/2024
  • Vật liệu xanh từ tre và gỗ biến tính: Giải pháp bền vững chống biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Hiện nay, sau thời gian dài sử dụng vật liệu hóa thạch, xuất hiện một xu hướng là con người muốn quay về sử dụng vật liệu tự nhiên bản địa. Chính vì thế, trong những năm gần đây, gỗ, tre biến tính - vật liệu tương tự gỗ tự nhiên đã trở nên rất phổ biến như một vật liệu kiến trúc cao cấp với độ bền, tính bền vững và tính thẩm mỹ cao; được các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên khắp thế giới ưa chuộng.

    15:39 | 28/10/2024
  • Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động

    Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn EVNquyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp ximăng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm.

    14:24 | 28/10/2024
  • Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường

    Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng 1 vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

    20:14 | 27/10/2024
  • Bài 2: Bán vật liệu xây dựng không xuất hóa đơn là vi phạm pháp luật

    (Xây dựng) - Chế tài xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản “chui”, khai thác vượt công suất, khai thác ngoài mốc giới, trốn thuế tài nguyên thu lợi bất chính, bất hợp pháp nguồn tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

    13:51 | 27/10/2024
  • Cân đối nguồn vật liệu thi công các công trình giao thông phía nam

    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.

    09:32 | 27/10/2024
  • Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Đó là nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị đối tác tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

    07:28 | 26/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load