Thứ tư 15/01/2025 21:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Những thói quen cần bỏ ngay nếu không muốn bị đột quỵ khi trời nắng nóng

11:19 | 18/05/2020

Bên cạnh các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tiền sử đột quỵ hay các yếu tố bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu hoặc cao huyết áp, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ đột quỵ, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.

nhung thoi quen can bo ngay neu khong muon bi dot quy khi troi nang nong
Ảnh minh họa: Internet

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...

Những thói quen có thể gây đột quỵ trong ngày nắng nóng

Thay đổi nhiệt độ cơ thể quá đột ngột

Nhiều người có thói quen vừa đi nắng về là bật điều hòa với mức nhiệt thấp hay đang trong phòng lạnh bước ra ngoài trời nắng nóng ngay mà không để cơ thể làm quen dần với mức nhiệt bên ngoài, tắm ngay khi vừa chơi thể thao, đi ra ngoài nắng về, tắm quá khuya dễ dẫn đến sốc nhiệt làm giãn tĩnh mach, giảm huyết áp.

Những người có huyết áp thấp, không ổn định có thể có hiện tượng thiếu mãu não nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ và tử vong.

nhung thoi quen can bo ngay neu khong muon bi dot quy khi troi nang nong
Quá bận rộn phải chọn thức ăn nhanh, đồ ăn giàu chất béo bão hòa từ động vật đặc biệt khi kết hợp với carbohydrate có thể ảnh hưởng xấu đến tim. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, muối, carbs tinh chế cũng sẽ làm tăng đau tim hoặc đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng rượu, bia và thuốc lá

Sử dụng rượu bia nhiều và thường xuyên gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và có nguy cơ bị xuất huyết não. Tại thời điểm uống vào, rượu có thể gây tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời. Về lâu dài, uống nhiều bia rượu cũng làm nhịp tim tăng liên tục, huyết áp cao, cơ tim trở nên suy yếu và nhịp tim không đều. Tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ hình thành cơn đau tim do rượu và đột quỵ.

Hút thuốc lá cũng là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Hút thuốc lá làm hỏng phổi, tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể dẫ đến nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu não.

Chất Nicotine có trong khói thuốc lá có thể phá hủy lớp lót bên trong mạch máu, dễ dẫn đến vỡ mạch máu gây ra thể đột quỵ chảy máu não. Theo các chuyên gia, nguy cơ đột quỵ của người ngừng hút thuốc từ 2 đến 5 năm sẽ trở về giống với người chưa bao giờ hút thuốc.

Lười vận động

Lối sống lười vận động rất có hại đối với sức khỏe. Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, những người có thói quen ít vận động có nguy cơ đột quỵ cao hơn 20% so với người có thói quen tập luyện 4 lần mỗi tuần.

Khi không vận động hay tập thể dục, cơ thể dễ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì .. từ đó nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn. Do đó, để có sức khỏe tốt, mỗi người nên tự thực hiện chế độ vận động phù hợp với tình trạng cơ địa.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Quá bận rộn phải chọn thức ăn nhanh, đồ ăn giàu chất béo bão hòa từ động vật đặc biệt khi kết hợp với carbohydrate có thể ảnh hưởng xấu đến tim. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, muối, carbs tinh chế cũng sẽ làm tăng đau tim hoặc đột quỵ.

nhung thoi quen can bo ngay neu khong muon bi dot quy khi troi nang nong
Lối sống lười vận động rất có hại đối với sức khỏe. Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, những người có thói quen ít vận động có nguy cơ đột quỵ cao hơn 20% so với người có thói quen tập luyện 4 lần mỗi tuần. Ảnh minh họa: Internet

Thức khuya thường xuyên

Việc thức khuya kéo dài có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và nguy cơ đột quỵ cao hơn khi ở độ tuổi trung niên. Việc thức quá muộn và ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh và tăng gấp 50% nguy cơ phát bệnh về tim mạch và 20% nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

nhung thoi quen can bo ngay neu khong muon bi dot quy khi troi nang nong
Việc thức khuya kéo dài có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và nguy cơ đột quỵ cao hơn khi ở độ tuổi trung niên. Việc thức quá muộn và ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh và tăng gấp 50% nguy cơ phát bệnh về tim mạch và 20% nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng tránh đột quỵ

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc

Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Không hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Theo Hòa Thuận (Tổng Hợp)/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load