(Xây dựng) – Trong cuộc sống vẫn có xảy ra trường hợp lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp. Tuy nhiên, nếu một người cố ý lấy sổ đỏ của người khác để cầm cố, thế chấp quyền sử dụng đất của người khác trái phép thì có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ảnh minh họa. |
Quy định này được nêu tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP. Theo đó, việc đăng ký thế chấp cũng được thực hiện trong trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác hoặc của cả bên thế chấp và của người khác.
Có thể hiểu, bên thế chấp sử dụng quyền sử dụng đất của mình để đăng ký thế chấp tại ngân hàng nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ vay tiền của người khác.
Tuy nhiên, để việc lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp hợp pháp thì người vay phải được sự đồng ý của bên thế chấp và chính bên thế chấp phải thực hiện ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng.
Căn cứ tại Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng về quyền sử dụng đất trong đó có hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận của các bên.
Tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự quy định, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo cho thực hiện nghĩa vụ mà không nói rõ, nghĩa vụ này phải là của bên thế chấp hay của người khác.
Do đó, hoàn toàn có thể lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp nếu việc lấy sổ đỏ này đã được chủ sở hữu của quyền sử dụng đất công nhận trên sổ đỏ đồng ý và đồng ý ký vào hợp đồng thế chấp với bên thứ ba.
Tiến Hào
Theo