Thứ năm 12/12/2024 05:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Những công trình siêu tốn kém trên thế giới

14:00 | 20/04/2017

(Xây dựng) - Trên thế giới có những công trình xây dựng siêu tốn kém. Trong đó, có nhiều công trình đã đem lại lợi ích và góp phần làm đẹp cảnh quan khu vực tuy nhiên, cũng có nhiều tranh cãi bởi số tiền đầu tư quá lớn.


Trạm vũ trụ quốc tế - dự án xây dựng “đắt” nhất thế giới.

Khu nghỉ dưỡng World Sentosa, Singapore – 5 tỷ đô

Khu nghỉ dưỡng này bao gồm cả sòng bạc, khu công viên giải trí và công viên sinh vật biển,... trên diện tích hơn 49ha và sử dụng tới 10.000 nhân công lao động. Dự án mở cửa đón khách năm 2012.

Khu Emirates Palace, Abu Dhabi - 6 tỷ đô

Đây là dự án xây dựng sang trọng đẳng cấp gồm khách sạn 7 sao được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư John Elliott danh tiếng thế giới. Khu này có các tính năng thiết kế bằng vàng và đá cẩm thạch tại hai hồ bơi, spa, bến du thuyền riêng và thậm chí cả một sân bay trực thăng. Khách sạn Emirates Palace được xây dựng và điều hành bởi Chính phủ Abu Dhabi, được mở cửa vào năm 2005.

Cầu Oakland Bay, San Francisco – 6,2 tỷ đô

Sau hơn một thập kỷ chậm trễ, dự án cầu tại San Francisco này cuối cùng cũng được thiết kế và xây dựng lại và mở cửa trở lại phục vụ công chúng vào tháng 9/2013. Đây là dự án ngốn hàng tỷ đô la ngân sách. Đó cũng chính là công cuộc xây dựng và nâng cấp thay thế một phần bị hư hại trong trận động đất Loma Prieta năm 1989.

Đường hầm eo biển Manche (nối Anh và Pháp) - 7,16 tỷ đô

Đường hầm eo biển Manche, nối giữa vương quốc Anh và nước Pháp là đường hầm lớn thứ 2 thế giới. Việc xây dựng dự án khổng lồ này được bắt đầu từ năm 1988 bởi Công ty Eurotunnel và phải mất tới 6 năm để hoàn thành.

Hệ thống Đường ống Trans-Alaska - 8 tỷ đô

Từ năm 1974 đến 1977, hàng trăm công nhân xây dựng bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã cùng nhau xây dựng hệ thống đường ống, 12 trạm bơm và hệ thống Marine Valdez. Dự án này đã vô cùng tốn kém và cũng gặp vô vàn sự cố và khó khăn.

Tòa tháp Burj Khalifa (Dubai) - 20 tỷ đô la

Ngọn tháp nhọn, được nhà thiết kế mô tả như một "thành phố thẳng đứng" bởi nó làm lu mờ các tòa nhà chọc trời hiện hữu, nâng cao các giới hạn mới về thiết kế và xây dựng. Một thiết kế hình chữ Y xoắn ốc được sử dụng để chống đỡ lõi của ngọn tháp, hẹp dần khi nó vươn lên cao. Lên cao nữa, công trình trở thành một kiến trúc bằng thép mà trên cùng là một hình chóp khổng lồ.

Cty triển khai dự án Emaar cho rằng phần kết cấu thép này có thể được nới dài thêm để đánh bại bất kỳ tháp nào về danh hiệu cao nhất. Tuy nhiên khi đã hoàn thành, chiều cao tháp Khalifa này không thể thay đổi được.

Sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc truyền thống của đạo Hồi và kiến trúc hiện đại đã cho ra đời một công trình đứng vững bền lâu trong vùng khí hậu sa mạc khắc nghiệt như ở Dubai. Thiết kế độc đáo này không chỉ giúp giảm tác động của sức gió lên toà nhà mà còn đem đến cho những người sinh sống và làm việc trong toà nhà có được một tầm nhìn hiếm có đến những khu vực xung quanh.

Bằng tiềm lực kinh tế sẵn có cùng nguồn nhân lực của mình, Dubai đã thành công trong việc xây dựng một kỳ quan kiến trúc hiện đại và áp dụng vào đó những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tòa tháp Burj Khalifa luôn khiến mỗi du khách đến thăm không khỏi kinh ngạc và thán phục trước một công trình kiến trúc độc đáo nhất thế giới.

Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt quốc tế (Pháp) - 21 tỷ đô

Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt quốc tế (ITER) là dự án xây dựng và nghiên cứu hạt nhân quốc tế, hiện đang xây dựng lò phản ứng thử nghiệm lớn nhất của thế giới tại Cadarache ở miền nam nước Pháp. Dự án được tài trợ bởi các thành viên đóng góp 45% từ EU, tiếp theo là 9% từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Plasma đầu tiên dự kiến ​​sẽ được sản xuất vào năm 2020.

Dự án hầm Central Artery (Boston) - 22 tỷ đô

Biệt danh là Big Dig, siêu dự án ở Boston thực hiện từ năm 1991 đến năm 2006 nhằm xây dựng lại các tuyến huyết mạch Trung ương, đường cao tốc chính qua các trung tâm thành phố vào một đường hầm lớn. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng các đường hầm Ted Williams (mở rộng đến sân bay quốc tế Logan), cầu Leonard P. Zakim Bunker Hill Memorial qua sông Charles.

Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) - 25 tỷ đô

Đây là dự án thủy điện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bắc qua sông Dương Tử và là nhà máy điện lớn nhất trên thế giới bởi công suốt đạt đến 22.500 MW. 32 tua-bin chính đã được hoàn tất vào năm 2012.

Đập Itaipu (Brazil) - 27 tỷ đô 

Công việc bắt đầu vào tháng 2/1971 và được hoàn thành vào năm 1984. Đây là dự án xây dựng với chủ trương lớn qua sông Paraná, Brazil, con sông dài thứ 7 trên thế giới. Số lượng sắt thép sử dụng trong dự án này nhiều hơn 308 lần so với dự án tháp Eiffel và hơn 40.000 người làm việc liên tục trong quá trình xây dựng.

Trạm vũ trụ quốc tế - 157 tỷ đô

Đây là một trong những dự án tốn kém nhất từng được xây dựng trên Trái đất. Trạm vũ trụ này được xây dựng trong vũ trụ và là dự án hợp tác giữa Nga, Mỹ, Nhật, Canana và Cơ quan Vũ trụ châu Âu. 7 năm sau khi bản kế hoạch được đưa ra, dự án khởi công năm 2000 và hoàn thành vào năm 2010 với tổng chi phí 157 tỷ USD.

Tài liệu tham khảo: Most expensive constructions; World Construction; Top impressive works.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load