Thứ tư 06/11/2024 01:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Nhà đầu tư không nên vồ vập “ôm” đất đấu giá đã đạt đỉnh

21:54 | 14/11/2021

Các chuyên gia cảnh báo, khi đất đấu giá đã đạt đỉnh thì các nhà đầu tư cẩn trọng trước khi “xuống” tiền để tham gia đầu tư.

nha dau tu khong nen vo vap om dat dau gia da dat dinh
Một lô đất biệt thự trong một khu đô thị ở huyện Mê Linh. Ảnh Cao Nguyên.

Thời gian gần đây, ở Hà Nội liên tục tổ chức các phiên đấu giá đất, trong đó có phiên nhà đầu tư trúng giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm và giá giao dịch trên thị trường.

Đơn cử, tháng 10 vừa qua, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu X4, phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), có giá khởi điểm lên tới gần 200 triệu đồng/m2 nhưng có tới 800 - 900 hồ sơ nộp tham dự. Giá trúng đấu giá 25 lô đất cao hơn giá khởi điểm từ 2 - 2,5 lần. Cá biệt, lô B12 diện tích 44,5 m2, với vị trí lô góc ở mặt phố Dương Khuê có mức giá khởi điểm cao nhất là 182,3 triệu đồng/m2 nhưng mức giá trúng lên tới 364,3 triệu đồng/m2, gấp 2 lần so với giá khởi điểm.

Trong khi đó, tìm hiểu thực tế của PV Lao Động sau thời điểm đấu giá, giá đất ở khu vực này chỉ rơi vào khoảng 270 -320 triệu đồng/m2 tùy chỗ. Như vậy, với mức giá trúng đấu giá tại lô B12 là tương đối cao.

Hay trước đó, 57 lô đất tại khu Góc Quéo 2, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai được tổ chức đấu giá đất với giá khởi điểm từ 5,3 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, dù chỉ có 57 lô đất được mang ra đấu giá nhưng phiên đấu giá có tới hơn 2.000 hồ sơ và 400 người tham dự.

Kết quả sau phiên đấu giá trên chủ yếu là mức giá trên 20 triệu đồng/m2. Đơn cử như lô TT02-4 giá 20 triệu đồng/m2; lô TT01-4 giá trúng 20,7 triệu đồng/m2. Trong đó, giá trúng thấp nhất là 18,8 triệu đồng/m2, gấp 3,5 lần so với giá khởi điểm. Đặc biệt, một lô góc giá trúng còn lên tới 40,2 triệu đồng/m2, cao gấp gần 8 lần so với mức giá khởi điểm.

nha dau tu khong nen vo vap om dat dau gia da dat dinh
Một phiên đấu giá đất tại Hà Nội. Ảnh Cao Nguyên.

Anh Nguyễn Quang Dũng - một nhà đầu tư ở Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm tham gia các phiên đấu giá đất chia sẻ, tại một số buổi đấu giá, giá thường bị đẩy lên cao. Không ít nhà đầu cơ liều lĩnh sẵn sàng trả giá cao để mua. Hệ quả, đất đấu giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm nhưng sau đó lại bị bỏ hoang. Nhiều trường hợp trúng đấu giá khác lại “bỏ cọc”.

Trong khi đó, chuyên gia bất động sản - Thạc sĩ Trần Kháng cho rằng nếu xác định mua đất đấu giá cao là để ở chứ không nên để đầu tư. “Nhà đầu tư khi thấy giá cao rồi vồ vập thâu tóm đất đấu giá để kiếm lời là một sai lầm. Khi đất đấu giá đã đạt đỉnh thì rất khó để đẩy giá lên được nữa nên nếu mua đầu tư rất dễ rủi ro”, vị này nói.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cảnh báo, khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường đất đấu giá cần thẩm định, so sánh giá với các địa điểm tương đồng. Điều này sẽ tránh bị cuốn theo dòng thổi giá và phải "bỏ của chạy lấy người".

Theo CAO NGUYÊN/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • HoREA: Góp ý quy định về phương pháp xác định dân số trong tòa nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp

    (Xây dựng) - Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có Công văn số 143/2024/CV-HoREA gửi UBND, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định về phương pháp xác định dân số trong các tòa nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trên địa bàn Thành phố.

  • Nam Định: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-VP6 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng thông đồng, móc ngoặc, hạn chế người tham gia đấu giá, không bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh không bình đẳng trong các cuộc đấu giá; thanh tra, kiểm tra, giám sát về tổ chức, hoạt động của đơn vị, tổ chức đấu giá tài sản, việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên và công tác lựa chọn đơn vị, tổ chức đấu giá tài sản.

  • Bộ Xây dựng đề nghị báo cáo kết quả tháo gỡ khó khăn các dự án bất động sản

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp báo cáo tổng số dự án bất động sản đang triển khai, danh mục dự án bất động sản có khó khăn vướng mắc được phân loại.

  • Chính phủ sẽ có các giải pháp giảm giá nhà ở, bất động sản

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về các giải pháp giảm giá nhà ở, đất động sản và ổn định thị trường bất động sản.

  • Bắc Ninh: Gỡ “nút thắt” nhà ở cho công nhân

    (Xây dựng) - Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng với tỷ lệ đô thị hóa đạt 60,3%, thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc và sinh sống, đặc biệt là lao động công nhân ngoài tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở dành cho công nhân trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc gỡ “nút thắt” nhà ở cho công nhân để thúc đẩy phát triển là việc làm cấp thiết.

  • Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng

    (Xây dựng) – Đó là một trong những mục tiêu chính trong Kế hoạch của Bộ Xây dựng thực hiện Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30/08/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/05/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load