(Xây dựng) - Đại dịch Covid-19 kéo dài khiến cho cuộc sống ở các đô thị lớn chậm lại. Người Hà Nội có xu hướng bỏ phố về quê tránh dịch, để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Cùng nhau chăm sóc cây xanh cũng là cách họ tạo ra một ngôi nhà có ký ức. |
Đại dịch đang biến đổi cuộc sống ở các đô thị, các trung tâm thương mại vắng hoe, không gian công cộng phải hạn chế, bệnh viện có nguy cơ bị quá tải, sức khỏe tâm thần con người có nguy cơ bất ổn khi người dân buộc phải ở nhà trong suốt thời gian dài.
Người phố tìm về quê
Theo thống kê 95% số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đang sống ở các đô thị, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ. Trên facebook, hội nhóm“ Bỏ phố về quê” được đông đảo các thành viên tham gia. Những gia đình có điều kiện, cuộc sống ổn định và dư giả ở các đô thị, họ về ngôi nhà ở ngoại ô để nghỉ ngơi, tránh sự đông đúc ồn ào. Nhiều người trong số họ tính toán lại các lựa chọn lâu dài, nhất là khi giải pháp cho công việc như họp trực tuyến trở nên phổ biến. Họ sống chậm với không gian riêng biệt tràn ngập nắng gió và cây xanh nơi thôn quê. Các thành viên trong gia đình có dịp trò chuyện, chia sẻ với nhau tạo nên sự gắn kết. Đó cũng là cách họ tạo nên một ngôi nhà có ký ức.
Ở quê, làm việc như ở phố
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, trong điều kiện giãn cách xã hội, làm việc ở nhà là giải pháp tối ưu. Nhiều bạn trẻ có cơ hội ở nhà và bồi đắp lại đời sống tâm hồn mà trước đó đã bị sự ồn ã của cuộc sống đô thị làm họ chai lì đi. Họ được xem những video, phim ngắn nói về cuộc sống ở quê, ở rừng, ở núi… Nhiều gia đình nhận ra sự cần thiết của giải tỏa tâm lý sau thời gian dài ngột ngạt và áp lực ở thành thị. Và cuộc “di cư” này đã có không ít những gia đình trẻ bậc trung tham gia. Về quê nhưng họ vẫn kết nối với khách hàng và làm việc qua máy tính. Vẫn họp và trao đổi online, chỉ là thay đổi môi trường sống chứ không phải là nghỉ ngơi để hưởng thụ cuộc sống an nhàn. Nếu đây trở thành xu hướng, thì quy trình đô thị hóa ngược có khả năng xảy ra?
Trong quá khứ bệnh dịch hạch đã tàn phá các thành phố châu Âu suốt thời Trung cổ và các thành phố châu Á đến đầu thế kỷ XX, dịch cúm Tây Ban Nha đã giết chết hơn 50 triệu người hồi năm 1918, nhưng các đô thị lớn vẫn trở lại sau đó.
GS Richard Floria ở Đại học Toronto cho rằng, đô thị rồi sẽ lại được vực dậy sau đại dịch, vì cơ hội việc làm nhiều hơn và thu nhập tốt hơn, có những dự đoán rằng các đô thị sẽ lụi tàn sau những cú sốc này, nhưng sức sống của các đô thị luôn mạnh mẽ hơn bệnh dịch.
Hạ Ly
Theo