Thứ ba 05/11/2024 01:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ngày Tết nói chuyện bánh

20:17 | 24/01/2020

(Xây dựng) - Có rất nhiều món ăn bằng chất bột có hình khối nhất định (vuông, tròn, dẹp, phồng…), thường có thêm các vị khác (mặn, ngọt, béo…) và cùng được gọi chung là “bánh”. Cũng đều là “bánh” cả, nhưng mỗi loại này lại có một dạng, một hương vị riêng và được chế biến khác nhau, phản ánh sự tinh tế trong khẩu vị và cầu kì trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Cái tên gọi chung “bánh” ấy được ghép thêm với những yếu tố khác theo cách chính - phụ tạo thành những tên gọi khác nhau để phân biệt như: Bánh cốm, bánh nướng, bánh khúc, bánh phở, bánh đậu xanh, bánh tét... và những tên gọi riêng này ghi nhận phần nào những đa dạng kể trên.

ngay tet noi chuyen banh

Sự đa dạng dễ nhận thấy nhất qua yếu tố phụ trong các tên, là nguyên liệu để làm nên bánh. Đều chủ yếu là chất bột cả, nhưng đặc tính của những loại nguyên liệu làm bánh rất phong phú. Có thể đó là thứ làm từ thóc nếp non rang chín màu xanh có vị thơm (bánh cốm), hoặc từ hạt ngũ cốc rang phồng lên (bánh bỏng), hoặc là bằng bột khoai hay khoai thái mỏng (bánh khoai), bằng bột gạo nếp (bánh nếp), bột gạo tẻ (bánh tẻ), bột mì (bánh mì), bột đậu xanh (bánh đậu xanh)…

Đương nhiên, thường thì không chỉ có nguyên liệu như thế mà làm thành ra bánh, chẳng hạn gọi là “bánh cốm” không phải là loại bánh chỉ làm bằng cốm, mà còn phải có đường, nhân đậu xanh và cùi dừa nữa. Hoặc mặc dù chủ yếu được làm bằng bột gạo nếp, nhưng để làm được “bánh nếp” thì phải chuẩn bị cả mỡ, đậu xanh và lá chuối…

Có những loại bánh được gọi tên không phải theo đặc tính chất bột, mà là các chất phụ gia làm nên chúng, ví dụ: Bánh sữa, bánh mật, bánh khúc, bánh gai, bánh tro, bánh tôm, bánh quế, bánh măng, bánh dừa, bánh chả… Thứ nguyên liệu được gọi bằng yếu tố phụ ấy chỉ là thêm vào, nhưng lại có vai trò rất quan trọng để tạo nên hương vị đặc trưng của mỗi loại bánh. Chẳng hạn trong kỹ thuật làm “bánh dừa”, trước tiên phải chuẩn bị nhiều bột nếp, rồi mới đến cùi dừa nạo để cho bánh có hương vị dừa, và sau đó còn phải có đường trắng, vừng, mỡ nước và phèn chua. Hoặc “bánh tro” là thứ bánh làm bằng gạo nếp gói lá chuối hoặc lá dong, nhưng để bánh có màu vàng trong thì trước khi gói phải ngâm gạo lâu vào nước tro…

Một đặc điểm khác góp phần tạo nên sự đa dạng được ghi nhận vào tên bánh, là hình dạng của các loại bánh khác nhau. Có thể thấy ở đây sự liên tưởng phong phú của những người nói tiếng Việt: Loại bánh nhỏ hình quả bàng được gọi là “bánh bàng”, loại bánh nướng mỏng trông như tai voi – “bánh tai voi”; bánh làm bằng bột gạo tẻ hấp chín, trên có rắc hành và ruốc tôm giống cánh bèo – “bánh bèo”; bánh được tráng thành tấm mỏng giống lá đa, có rắc vừng và khi ăn thì nướng ròn – “bánh đa”… Ngoài ra, còn có bánh ú, bánh sừng bò, bánh bao, bánh phồng tôm…

Hoặc những đặc tính đủ loại khác nữa của bánh cũng được phản ánh trong tên gọi: Loại bánh hình tròn dẹt, làm bằng bột nếp nhân đậu xanh, luộc chín rồi thả vào nước đường sánh (không có thịt) được gọi là “bánh chay”, loại bánh làm bằng bột gạo nếp rang trộn với nước đường, có nhân mứt mỡ, rất ngọt và dẻo được gọi là “bánh dẻo”… Lại có những bánh không phải để ăn ngay, mà dùng để chế biến thành món ăn khác.

ngay tet noi chuyen banh

Bánh canh được làm bằng bột nhào kỹ cắt thành sợi, dùng để nấu thành món canh cùng với tôm, cua hoặc thịt; “bánh phở” là loại bánh tráng mỏng từ bột gạo tẻ, cắt thành sợi để làm phở…

Trong tiếng Việt hiện nay, đã có một số tên "tây" chỉ các loại bánh được chế biến theo cách của nước ngoài: Bánh “chô-cô-pai” (choco-pie), bánh “quy” (bichquy, biscuit)...

Có một món ăn dân dã bằng bột gạo tẻ quấy với nước vôi trong và hàn the, khi chín đổ ra cho đông lại (đúc) thành tảng, gọi là “bánh đúc”. Trong những phiên chợ gần Tết ở làng quê miền Bắc, các bà các cô thường vừa ăn bánh đúc vừa xuýt xoa. Ấn tượng về hình dạng (và có thể cả hương vị nữa) về loại bánh này sâu sắc đến nỗi người ta đã ví những cặp má bầu bĩnh với nó, gọi là “má bánh đúc”…

Có một loại bánh mà những đặc tính và cách làm ra nó đã được Hồ Xuân Hương dùng để ám chỉ thân phận và phẩm giá của người phụ nữ ngày xưa, là bánh trôi:

Thân em thì trắng, phận em tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Vậy thì có thứ bánh nào dùng để ví với đàn ông, ám chỉ tâm tính và khí phách của họ không? Hình như là không… Thế nhưng từ xưa đến nay đàn ông mọi nhà đều rất muốn được ví với một bộ phận xoay dùng để đổi hướng chuyển động của phương tiện vận tải, trông từa tựa như cái bánh, được gọi là “bánh lái”…

Trong ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, hay gặp nhất là “bánh chưng”. Trong cách làm món ăn truyền thống này, có một đặc điểm là nấu rất lâu (chưng). Đôi khi có cảm giác rằng giá trị đích thực của bánh chưng không phải ở hương vị thực phẩm của nó, mà là ở cái tâm trạng của ta trong đêm 30 Tết cạnh bếp lửa nồi bánh chưng. Đã bao lần ngồi bên nồi bánh chưng như thế, tôi miên man suy nghĩ về sự xoay vần của trời đất và triết lý âm dương của người Việt, về công ơn cha mẹ, về những gì đang qua đi và những gì sắp đến…

ngay tet noi chuyen banh

Có một loại bánh làm bằng bột gạo nếp trộn với lá rau khúc giã nhỏ, nhân đậu xanh và mỡ, hấp chín, được gọi là “bánh khúc”. Rau khúc - cây họ cúc, thân có lông trắng như bông, hoa màu xám - là loài cây thân cỏ đồng nội, khi hái phải kiên nhẫn chi chút. Thế nên không rõ từ bao giờ trong dân gian đã có những câu ca kể về việc hái rau khúc ngoài đồng. Từ đó liên tưởng đến ai đó đang mải miết đi tìm hạnh phúc:

Em đi tìm rau khúc

Hái mãi, chẳng đầy tay…

Tạ Văn Thông

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load