Thứ tư 05/02/2025 19:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Ngành Thép những tháng cuối năm 2021: Dự báo tăng trưởng tốt

16:00 | 27/10/2021

(Xây dựng) - Trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19, ngành Công nghiệp, trong đó có công nghiệp thép, vẫn cố gắng duy trì sản xuất. Nhiều chuyên gia dự báo đến cuối năm, với nhu cầu tiêu thụ tăng lên, xuất khẩu thép dự báo sẽ tăng trưởng tốt.

nganh thep nhung thang cuoi nam 2021 du bao tang truong tot
Các chuyên gia nhận định, ngành Thép sẽ có tăng trưởng khả quan vào những tháng cuối năm 2021… (Nguồn: Internet).

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thép thành phẩm sản xuất 9 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 24,8 triệu tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020; tiêu thụ thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, tăng 32,5%; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng 78,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, thép thô sản xuất đạt 17,79 triệu tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ đạt 17,15 triệu tấn, tăng 22%; trong đó, xuất khẩu đạt 1,59 triệu tấn tấn, giảm 31,7% so với cùng kỳ 2020.

Bên cạnh đó, nhập khẩu thép về Việt Nam là 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỷ USD, tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá hơn 9 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới trong 8 tháng năm 2021, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Đây là động lực thúc đẩy ngành Thép giữ được mức tăng trưởng chung thời gian qua.

Tính riêng trong quý III/2021, thép thành phẩm sản xuất đạt gần 7,16 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ 2020. Tiêu thụ thép thành phẩm các loại quý III/2021 đạt hơn 6,2 triệu tấn, giảm lần 7%, so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng tốt ở những tháng đầu năm 2021 đã giúp ngành Thép vẫn giữ được mức tăng tốt trong thời gian qua.

Giá nguyên liệu sản xuất thép toàn cầu 9 tháng năm 2021 diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng kể từ cuối năm 2020; trong đó, giá quặng sắt thời điểm tháng 5/2021 tăng cao gấp 2,6 lần, giá phế liệu đã tăng 2,5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Sau đó, giá các loại nguyên liệu trên đã điều chỉnh giảm nhẹ trong quý II và quý III/2021.

Nhận định về tình hình xuất khẩu của ngành Thép trong 3 tháng cuối năm 2021, các chuyên gia cho rằng vẫn có rất nhiều tín hiệu khả quan. Theo đó, các trung tâm sản xuất thép lớn của thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp tục tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu và gia tăng sản lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới là Mỹ mở cửa nền kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh với chương trình thúc đẩy đầu tư hàng ngàn tỷ đô la Mỹ từ chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó gồm xây dựng hạ tầng đã thúc đẩy nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam như Tôn Hoa Sen hay Hòa Phát đã gia tăng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian qua.

Các chuyên gia cũng nhận định Trung Quốc sẽ sớm tăng nhập khẩu thép trở lại cũng tạo điều kiện cho sản phẩm thép của Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.

Theo dự báo từ Hiệp hội Thép thế giới, làn sóng dịch bệnh, lây nhiễm mới và những hạn chế từ nguồn cung đã dẫn đến sự phục hồi chậm lại trong nửa cuối năm và đang ngăn cản đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2021. Nhưng với lượng đơn hàng tồn đọng cao, việc xây dựng trở lại cùng với tiêm chủng ở các nước tốt hơn, kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022.

Đại diện lãnh đạo VSA cũng nhận định, triển vọng thị trường thép Việt Nam trong quý IV/2021 sẽ tốt hơn khi các tỉnh thành dần kiểm soát được dịch bệnh và chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam để khôi phục kinh tế sau đại dịch. Nhìn chung, dự báo xuất khẩu thép năm 2021 sẽ tăng trưởng tốt.

Bên cạnh đó, với các Hiệp định FTA được ký kết và sự phục hồi sản xuất, đầu tư xây dựng sẽ là nhân tố giúp cho tăng trưởng ngành Thép khả quan hơn nữa trong thời gian cuối năm…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load