Thứ bảy 02/11/2024 23:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Ngành Nhôm Việt Nam dư thừa công suất 35 - 40% do ảnh hưởng Covid-19

18:41 | 28/06/2022

(Xây dựng) – Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 do Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam tổ chức mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

nganh nhom viet nam du thua cong suat 35 40 do anh huong covid 19
Vài năm gần đây, ngành Nhôm Việt Nam đang phát triển mạnh.

Theo đánh giá của Hiệp hội: Vài năm gần đây, ngành Nhôm Việt Nam phát triển mạnh, số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhôm định hình tăng nhanh. Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất nhôm định hình đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn/năm. Song nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch Covid, suy thoái kinh tế khiến cho xây dựng giảm sút, dẫn đến dư thừa công suất 35 - 40%; thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và đất nước.

Bên cạnh đó, ngành Nhôm Việt Nam đang xuất hiện hiện tượng “tráng men” xuất xứ đối với thanh nhôm định hình nhằm tận dụng tối đa “ưu tiên xuất xứ của hàng Việt” tạo áp lực lớn cho hệ thống quản lý lẫn doanh nghiệp sản xuất nhôm nội địa.

nganh nhom viet nam du thua cong suat 35 40 do anh huong covid 19
Ban Thường vụ Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, ông Nguyễn Minh Kế - Chủ tịch Hiệp hội ngồi giữa, từ trái sang là các Phó Chủ tịch: Bà Lê Ánh Tuyết, ông Dương Quốc Tuấn, ông Vũ Văn Phụ và ông Nguyễn Hồng Thắng.

Để giúp doanh nghiệp ứng phó với thực trạng khó khăn trên, Hiệp hội đã đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo như sau:

Thứ nhất là: Cung cấp thông tin, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp hội viên về vấn đề Phòng vệ thương mại trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Thứ hai là: Xem xét định hướng phát triển ngành công nghiệp nhôm trong nước, nhằm hạn chế tình trạng phát triển “nóng” như hiện nay; về lâu dài, cần báo cáo cơ quan chức năng xem xét định hướng quy hoạch phát triển ngành Nhôm Việt Nam.

Thứ ba là: Hiệp hội sẽ tập trung kiến nghị giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm thanh nhôm định hình từ 5% về 0% như quy định từ năm 2015 về trước để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ tư là: đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật sản xuất và công nghệ, kinh doanh và xuất nhập khẩu… Kết nối các doanh nghiệp để kiến tạo chuỗi giá trị sản xuất trong ngành nhôm nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của đối tác trong và ngoài nước.

nganh nhom viet nam du thua cong suat 35 40 do anh huong covid 19
Ban Thường vụ báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2022.

Trong bối cảnh khó khăn chung, Hiệp hội ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhôm định hình và vật tư vật liệu ngành Nhôm đã chủ động tìm kiếm giải pháp, vững vàng vượt qua những khó khăn chưa từng có do dịch bệnh Covid-19 và khủng hoảng giá nguyên liệu gây ra suốt 2 năm qua.

Hiệp hội cũng ghi nhận sự cống hiến của anh em công nhân trong toàn ngành Nhôm đã đồng hành cùng các nhà máy vượt qua giai đoạn khó khăn, dù có lúc sản xuất ngừng trệ 3-4 tháng, công nhân phải rời nhà xưởng để chống dịch, thậm chí có người đã “ra đi”… Nhưng ngay khi dịch bệnh được khống chế, chúng ta lại trở lại nhà máy khẩn trương phục hồi sản xuất, đem lại giá trị cho cuộc sống và đất nước.

nganh nhom viet nam du thua cong suat 35 40 do anh huong covid 19
Các thành viên trong Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid hoành hành, các kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình đã góp phần nói lên tiếng nói nguyện vọng của doanh nghiệp; được Chính phủ các cơ quan chức năng ghi nhận, áp dụng trong thực tiễn. Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã nêu, nhằm xây dựng ngành Nhôm Việt Nam lớn mạnh, phát triển bền vững.

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
  • Thanh Hóa: Chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 15755/UBND-KTTC về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

    19:23 | 28/10/2024
  • Vật liệu xanh từ tre và gỗ biến tính: Giải pháp bền vững chống biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Hiện nay, sau thời gian dài sử dụng vật liệu hóa thạch, xuất hiện một xu hướng là con người muốn quay về sử dụng vật liệu tự nhiên bản địa. Chính vì thế, trong những năm gần đây, gỗ, tre biến tính - vật liệu tương tự gỗ tự nhiên đã trở nên rất phổ biến như một vật liệu kiến trúc cao cấp với độ bền, tính bền vững và tính thẩm mỹ cao; được các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên khắp thế giới ưa chuộng.

    15:39 | 28/10/2024
  • Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động

    Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn EVNquyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp ximăng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm.

    14:24 | 28/10/2024
  • Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường

    Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng 1 vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

    20:14 | 27/10/2024
  • Bài 2: Bán vật liệu xây dựng không xuất hóa đơn là vi phạm pháp luật

    (Xây dựng) - Chế tài xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản “chui”, khai thác vượt công suất, khai thác ngoài mốc giới, trốn thuế tài nguyên thu lợi bất chính, bất hợp pháp nguồn tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

    13:51 | 27/10/2024
  • Cân đối nguồn vật liệu thi công các công trình giao thông phía nam

    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.

    09:32 | 27/10/2024
  • Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Đó là nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị đối tác tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

    07:28 | 26/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load