Thứ ba 05/11/2024 05:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần

22:58 | 04/02/2023

(Xây dựng) – Sau 3 năm phải đóng cửa vì dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Khai ấn đền Trần được tổ chức từ ngày 01 đến 6/2/2023 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng) với tất cả các hoạt động lễ hội đã được phục dựng như lễ rước kiệu Ngọc Lộ, lễ rước nước tế cá, lễ tế nữ quan…

Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần
Sau 3 năm đóng cửa vì dịch bệnh, năm nay lễ khai ấn đền Trần được tổ chức đầy đủ phần lễ, hội.

Mặc dù chưa đến giờ khai ấn nhưng từ sáng sớm 04/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão) hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) để lễ bái, thắp hương cầu may và du xuân thắng cảnh. Do phải đóng lễ 3 năm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và dịp Lễ hội Khai ấn năm nay vào ngày cuối tuần nên lượng du khách đổ về rất đông.

Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần
Câu lạc bộ Báo chí Nam Định tại Hà Nội về thắp hương và dự Lễ Khai ấn.

Theo Ban tổ chức, ngày 4/2 (tức ngày 14 tháng Giêng) từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương; từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn; từ 23h15 thực hiện nghi lễ khai ấn.

Lễ Khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng, chỉ dành riêng cho các đại biểu. Lễ phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương sẽ được bắt đầu từ 5h sáng hôm sau tức ngày 15 tháng Giêng từ 2h thực hiện lễ hồi Kiệu ấn, từ 5h tổ chức phát ấn cho nhân dân tại 4 điểm, gồm 3 nhà Giải Vũ và Nhà trưng bày Đền Trùng Hoa.

Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần
Hàng nghìn du khách thập phương đổ về đền Trần Nam Định từ sáng ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão từ sớm để lễ bái, thắp hương.

Ngày 6/2 (tức ngày 16 tháng Giêng) tổ chức tế, lễ tiết Thượng nguyên, tế tiên tổ Vương triều Trần và thực hiện lễ dâng chúc văn hoàn cung.

Đại diện Ban tổ chức cho biết đã chuẩn bị các phương án đảm bảo an ninh khác với các năm trước do dự báo lượng khách đến với Lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay sẽ rất lớn. Hy vọng việc khuôn viên đền Trần được mở rộng với không gian đẹp sẽ hút khách đi tham quan, chụp ảnh, giảm áp lực xung quanh vùng lõi.

Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần
Lễ rước kiệu Ngọc Lộ mang ý nghĩa tâm linh là rước Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông về bái tổ tiên triều và dự nghi lễ thờ thủy tổ dòng họ. Nghi lễ cũng mang ý nghĩa tri ân công đức các bậc tiên tổ, dung hòa các tôn giáo, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu (ảnh: Trọng Tài).
Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần
Đoàn rước kiệu Ngọc Lộ xuất phát từ đền Trần tới Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp), sau khi rước chân nhang, đoàn rước quay trở về đền Trần và tiếp tục thực hiện nghi lễ tại đền Thiên Trường (ảnh: Trọng Tài).

Tuy lượng du khách đổ về tăng đột biến so với các năm trước nhưng với kế hoạch bài bản, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng thành phố Nam Định nên lễ hội được đảm bảo an toàn, văn minh, không có hiện tượng xổ đẩy, chen lấn, chèo kéo mua bán, hoạt động mê tín dị đoan… lực lượng an ninh phân luồng từ xa, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, tránh tắc nghẽn giao thông cục bộ.

Nam Định: Hàng nghìn du khách về thắp hương và dự Lễ Khai ấn đền Trần
Trong các ngày diễn ra Lễ hội Khai ấn, tại khu vực đền Trần cũng diễn ra các hoạt động hội truyền thống gồm múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, múa rối nước, chọi gà, đấu vật, biểu diễn võ thuật (ảnh: Trọng Tài).

Đỗ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load