(Xây dựng) - Lấn chiếm đất là hành vi khá phổ biến trong đời sống, việc này gây ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Hành vi lấn chiếm đất trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Ảnh minh họa (nguồn: TL). |
Hiểu rõ về lấn chiếm đất đai
Tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP) giải thích như sau:
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là hành vi sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau: Tự ý sử dụng đất khi không được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép; Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác khi không được tổ chức, cá nhân đó cho phép; Sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất, giao đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành.
Lấn chiếm đất đai bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt hành chính với hành vi lấn, chiếm đất được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt cho hành vi lấn chiếm đất đai (ảnh: Luật Việt Nam). |
Bảng trên là mức phải với hành vi lấn, chiếm đất tại nông thôn. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng.
Lưu ý: Mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức.
Tiến Hào
Theo