Thứ sáu 26/04/2024 13:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Mùa trăng rất xa

15:01 | 05/08/2021

(Xây dựng) - Lần đầu tiên trong đời đọc một cuốn sách có rất nhiều nỗi buồn lại đúng vào dịp Trung thu năm 1963. Thằng bé lên tám tuổi là tôi lúc bấy giờ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Đó là cuốn “Tản Đà vận văn” Cuốn sách có lẽ đã đi một vòng lịch sử trong hành trang của bố tôi khi người lên chiến khu Việt Bắc. Nó được in ở Nhà Hương Sơn số 6 phố Bà Triệu (Đường Gia Long cũ). Và quay về số 13 Bà Triệu nhà tôi ở lúc bấy giờ. Cuốn sách hồi ấy bị cấm phổ biến. Bố tôi cho vào tủ kính khóa lại.

mua trang rat xa
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nữa rồi/ Cung quế đã ai ngồi đó chửa/ Cành đa xin chị nhắc lên chơi...”. Tôi chưa đủ lớn để hiểu về những nỗi buồn nhân tình thế thái của thi sĩ Tản Đà. Chỉ biết rằng sách báo được đọc lúc ấy không bao giờ có những chuyện buồn. Thắng lợi và thành công thì có. Căm thù sôi sục và hừng hực quyết tâm cũng có. Chán đời thì tuyệt đối không. Tôi đọc trộm cuốn sách ban ngày khi phụ huynh vắng nhà. Và thuộc lòng nhiều bài. Tối đến ra bờ hồ Hoàn Kiếm khoe với lũ bạn. Chúng trợn mắt thòm thèm. Đứa nào cũng ngẩng mặt lên nhìn trăng. Hình như muốn tìm nỗi buồn trên ấy.

Dằng dặc những mùa trăng Trung thu sau đó bốn năm liền hình như cũng được mặc định là nỗi buồn với thế hệ chúng tôi ở nơi sơ tán. Nhớ phố Hàng Mã nhộn nhịp đèn nến, nhớ mâm cỗ Trung thu thơm nức mùi bánh trái, nhớ bạn bè, nhớ hồ Hoàn Kiếm trăng dát vàng trên sóng tím. Ở nơi sơ tán bà nội mắt kèm nhèm cắt chiếc bánh nướng ra thành tám miếng nhọn hoắt cho trẻ con ăn cùng với chuối tiêu. Món chuối tiêu ăn vào đêm trăng khiến tôi sợ hãi cho đến tận bây giờ. Mãi cho đến ngày trở về lần thứ nhất năm 1969 thì đã không còn rộng chỗ để chơi bên bờ hồ. Người ta xây khá nhiều hầm trú ẩn ở những mảnh đất rộng nhất. Trung thu năm 1972 lại một lần nữa phải rời xa Hà Nội đi sơ tán, Trường tôi ở nhờ một ngôi làng trên thượng lưu sông Hồng. Không có điện. Đêm rằm làng xóm vắng tanh. Trẻ con đi ngủ từ chập tối. Trăng một mình vằng vặc trên sông nhìn muốn khóc.

Hai năm liền đóng quân trên rừng núi phía Bắc tối không biết Trung thu qua đi từ lúc nào, Ánh trăng trên rừng nứa cọ mình sắc lạnh sởn gai ốc. Đầu những năm 80 chế độ bao cấp đã đến đỉnh điểm của sự thiếu thốn, hai chiếc bánh trung thu khổng lồ bày cỗ ở Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội do nhóm họa sĩ dạy vẽ ở đấy tự tay chế tạo. Phải tìm rất nhiều mảnh xốp thùng hàng bỏ đi dán xếp lại thành hình tròn hình vuông. Lấy đất sét dẻo phủ một lượt bên ngoài và dùng dao nứa khắc gọt hoa văn cho thật giống bánh nướng bánh dẻo. Công đoạn cuối cùng là dùng màu bột trắng quét lên bánh dẻo và nâu vàng cho bánh nướng. Cũng vờn đậm nhạt như bánh nướng già mặt vậy. Trẻ con vây tròn xung quanh bể bơi nơi trưng bày mâm cỗ lớn. Có đứa mút tay thèm thuồng. Vài đứa khóc ré đòi ăn bị mẹ ẵm chạy vội ra khỏi đám đông. Mẹ nó cũng giàn giụa.

Giờ thì Hà Nội sặc sỡ sắc màu quảng cáo bánh trước Tết Trung thu cả tháng trời. Hàng trăm thương hiệu thật giả lẫn lộn làm người mua ở xa đến khó lòng chọn lựa. Người ta theo cách suy luận an toàn mua bánh của những thương hiệu lớn. Thương hiệu lớn cho bánh Trung thu ở Hà Nội là một sai lầm. Những thứ ấy sản xuất bằng máy móc dây chuyền công nghiệp không bao giờ giống thật dù không phải là đồ giả. Những bánh nướng bánh dẻo cắt ra thấy nhân xay nhuyễn như cục đất sét nhọ nhem quện dính rất mất cảm tình. Đủ tất cả mười vị mà không thể gọi là bánh nhân thập cẩm là vì thế. Là cứ vấn vị thế thôi chứ tôi phải ăn kiêng đã sáu năm rồi. Không ăn bánh mà cứ phán bừa chẳng trách có nhà văn gọi đám “cao bồi già” Hà Nội là khung khiêng ẩm thực.

Đỗ Phấn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load