Nếu bay theo một hành trình khác để tránh vùng chiến sự ở miền đông Ukraina, MH17 được cho là sẽ phải tốn thêm 66$ cho mỗi hành khách.
Việc MH17 quyết định bay qua vùng chiến sự ở miền đông Ukraina có thể là vì lý do kinh tế. Ảnh: Reuters
Nếu thay đổi đường bay, Malaysia Airlines có thể sẽ phải tốn thêm từ 15.500 tới 18.750 USD cho các khoản phí bổ sung, bao gồm tiền nguyên nhiên liệu và thù lao cho đội bay. Con số này dựa trên chi phí hoạt động lên tới 25.000 USD/giờ cho mỗi chiếc máy bay Boeing 777-220ER.
Do vậy, việc bay vào không phận đang xảy ra tranh chấp giúp hãng hàng không đến từ Malaysia giảm chi phí cho các hành khách xuống chỉ còn 66 USD/người, theo The Australian. Nhiều chuyên gia ngành hàng không tin rằng, cơ chế này chính là lý do tại sao các hãng hàng không có thể sở hữu các đường bay thẳng và tiết kiệm thời gian.
Trước ngày xảy ra vụ tai nạn khiến 298 người thiệt mạng, tuyến đường bay qua khu vực Dnipropetrovsk mà Malaysia Airlines đang khai thác vẫn được Eurocontrol - Tổ chức kiểm soát giao thông hàng không châu Âu cho phép mà không có bất cứ sự ngăn cản nào. Chỉ sau sự kiện ngày 17/7, đường bay này mới được đóng cửa “cho tới khi có thông báo mới”.
Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không, bao gồm Ron Bartsch - cựu giám đốc bộ phận an toàn của hãng hàng không Qantas (Australia) lại đặt câu hỏi rằng tại sao một tuyến đường như vậy vẫn tiếp tục được hoạt động.
Ông Bartsch - người đứng đầu công ty tư vấn hàng không quốc tế AvLaw International cho rằng đó là nỗ lực của Malaysia Airlines để duy trì một đường bay tiết kiệm và nhanh chóng.
Đường nét đứt trong hình là đường bay mà Malaysia Airlines sẽ tốn thêm 66$ cho mỗi hành khách, để tránh vùng chiến sự ở miền đông của Ukraina. Ảnh: Daily Mail
Ông cũng kêu gọi một tổ chức quốc tế như là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, cung cấp một đường bay tối ưu hơn để giúp các hãng hàng không tránh xa những rủi ro trong quá trình di chuyển.
Có nhiều trường hợp, chẳng hạn như tại sự kiện núi lửa phun trào ở Chile, các hãng hàng không ở Australia đã chọn việc không bay qua khu vực đó, dù không phận này được chính phủ Chile khẳng định an toàn, ông Bartsch nói thêm.
"Quyết định bay hay không bay phụ thuộc vào những cá nhân, mà trong trường hợp này là các hãng hàng không", ông nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Sydney Morning Herald.
Bartsch cho rằng, việc bay vòng qua khu vực đang xảy ra xung đột sẽ khiến các hãng hàng không tốn kém thêm rất nhiều, nhất là vào thời điểm giá nhiên liệu đang tăng cao như hiện này.
Trong trường hợp MH17, các kỹ sư vận tải hàng không của Ukraina và Nga từng đưa ra cảnh báo về "tình trạng bạo lực ở khu vực biên giới" cho đội bay vài giờ trước khi chiếc Boeing 777 cất cánh.
Theo An Hy/ Zing.vn
Theo