Thứ ba 05/11/2024 05:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ: Đậm đà hương vị phương Nam

16:45 | 18/04/2024

(Xây dựng) – Tối 17/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024 chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” đã khai mạc. Lễ hội năm nay, thu hút hơn 200 gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền tham gia, diễn ra từ ngày 17 - 21/4/2024 (nhằm ngày 9 - 13/3 âm lịch).

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ: Đậm đà hương vị phương Nam
Bánh dân gian tại Lễ hội.

Tại lễ khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024, ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024 cho rằng: Qua 10 lần tổ chức, Lễ hội bánh dân gian Nam bộ đã trở thành sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định được hình ảnh, thương hiệu và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực dân gian của vùng đất Nam bộ; đồng thời góp phần tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước về xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư phát triển ẩm thực…

“Cần Thơ đang tập trung phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch bản địa. Trong đó, vấn đề đặc biệt quan tâm là công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Do đó, Lễ hội bánh dân gian Nam bộ được kỳ vọng tạo thêm điều kiện, hỗ trợ các nghệ nhân liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy ngành chế biến, sản xuất bánh dân gian trở thành đặc sản Nam bộ. Qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu, thúc đẩy du lịch thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển”, ông Nguyễn Thực Hiện chia sẻ.

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ: Đậm đà hương vị phương Nam
Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ thu hút đông người đến tham quan và thưởng thức.

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ được tổ chức tại thành phố Cần Thơ là lễ hội thường niên thu hút đông đúc du khách đến tham quan trải nghiệm và thưởng thức. Cứ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương là Lễ hội Bánh dân Nam bộ được tổ chức, dù là thường niên nhưng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI vẫn thu hút đông đúc du khách, người dân trong vùng tham quan, thưởng thức. Sáng sớm 18/4, hàng ngàn người đã chen nhau đến lễ hội, để tham quan xem biểu diễn và thưởng thức các món bánh dân gian Nam bộ độc đáo ít nơi nào có được.

Theo Ban tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024 cho biết, lễ hội thu hút hơn 200 gian hàng bao gồm: Gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền tham dự. Đây là không gian để trao đổi, giao thương, giới thiệu các loại bánh dân gian, ẩm thực, sản phẩm, OCOP đặc sản vùng miền… của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở và nghệ nhân đến từ các quận – huyện của thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành trong cả nước.

Ngày 18/3, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức dâng bánh dân gian nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ; Hội thi bánh dân gian và biểu diễn cách làm các loại bánh của nghệ nhân; khu vực trưng bày các loại bánh dân gian; chế biến và chiêu đãi bánh xèo nhưn tôm, thịt… kỷ lục với đường kính 3m; hoạt động tái hiện làng nghề bánh tráng Thuận Hưng – quận Thốt Nốt - Cần Thơ, được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023, do các nghệ nhân đến từ làng nghề 100 năm thực hiện…

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ: Đậm đà hương vị phương Nam
Nghệ nhân Huệ Linh mang hơn 15 loại bánh dân gian đến với Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI.

Tuy mới sáng sớm nhưng người dân khắp nơi vùng Đồng bằng sông Cửu Long và du khách Thành phố Hồ Chí Minh đã “vây” kín các quầy bánh dân gian. Các quầy bánh bò, da lợn, bánh khoai mì, bánh xèo, bánh khọt, bánh tét, ít trần… lúc nào cũng đông khách. Thực khách mãn nhãn và “no” với các loại bánh dân gian Nam bộ. Lễ hội Bánh dân Nam bộ lần thứ XI năm 2024 đã thu hút nhiều loại bánh dân gian các vùng miền, là tinh hoa bánh dân gian Nam bộ. Bánh bá trạng (một loại bánh của người Hoa giống như bánh ú của người Việt nhưng khác nhau về nhân) nổi tiếng đặc sản của tỉnh Vĩnh Long cũng đã có mặt Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI; chỉ riêng nghệ nhân Huệ Linh (cô Mười – Cần Thơ) có đến hơn 15 món bánh dân gian (Bánh quy dừa trứng muối, chè trôi nước mặn, bánh ít trần mặn, bán chuối, bánh da lợn, bánh khoai môn, bánh công tử Bạc Liêu…); An Giang miệt Bảy Núi (Thất Sơn) với các sản phẩm đặc sản từ bánh bò đường thốt nốt huyện Tịnh Biên của nghệ nhân Kim Đẹp, bánh gừng dân tộc Khmer huyện Tri Tôn của nghệ nhân Phol Sa Rếth; bánh lá dừa, bánh Tét tỉnh Bến Tre; bánh bao cade Cần Thơ; bánh xếp bột lọc Kim Ngân; bánh xèo, bánh khọt, bánh cống của nhà dì Tư (Bình Tân, Vĩnh Long)… Đặc biệt là bánh xèo khổng lồ đường kính 3m nhân tôm, thịt ba chỉ, giá, hẹ, củ sắn… với 14 người tham gia đổ bánh. Nhiều thực khách đã đến tham quan và thích thú thưởng thức bánh xèo này (bánh xèo chín phân chia nhỏ thành 1.000 phần đãi miễn phí cho thực khách)…

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ: Đậm đà hương vị phương Nam
Bánh xèo khổng lồ đường kính 3m được cả 1.000 thực khách thưởng thức.

Không thể nào kể và đếm hết được hàng trăm món bánh dân gian Nam bộ đã được biểu diễn và trưng bày tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024. Với bột gạo, bột nếp, đậu, đường, dừa, chuối, thịt heo… qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những chiếc bánh xinh đẹp, bắt mắt, ngon miệng. Hãy vinh danh những nghệ nhân họ là linh hồn của Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ, là những người bảo tồn và gìn giữ phát huy bánh dân gian từ 100 năm nay. Chính nghệ nhân đam mê đeo nghề bánh dân gian đã tạo nên bánh dân gian Nam bộ “Đậm đà hương vị phương Nam”.

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ: Đậm đà hương vị phương Nam
Nhiều du khách mua bánh dân gian Nam bộ.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load