Thứ tư 05/02/2025 23:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Kỳ vọng thị trường xi măng quý II

11:26 | 15/04/2021

(Xây dựng) - Thị trường tiêu thụ xi măng (XM) có hai “điểm rơi”, đó là dịp Tết Nguyên đán và mùa mưa, cũng là lúc tiêu thụ XM chậm nhất. Năm 2021, cộng thêm “điểm rơi” thứ ba là ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19. Nhưng thống kê cho thấy, tổng sản phẩm tiêu thụ XM, clinker toàn xã hội (gồm cả xuất khẩu) quý I/2021 đạt 21,6 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ.

ky vong thi truong xi mang quy ii

Trụ vững để tăng trưởng

Tổng sản phẩm tiêu thụ XM, clinker toàn xã hội (gồm cả xuất khẩu) quý I/2021 đạt 21,6 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ, trở thành điểm sáng trong bức tranh tiêu thụ vật liệu xây dựng. Trong đó, tiêu thụ nội địa quý I/2021 đạt 13,48 triệu tấn, tương đương cùng kỳ; xuất khẩu XM đạt 3,59 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ; xuất khẩu clinker đạt 4,53 triệu tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng tháng 3/2021, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt khoảng 8,87 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 5,02 triệu tấn.

Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong tháng 3/2021, giá bán XM tại thị trường nội địa ổn định hơn so với tháng 2. Lượng XM tồn kho cả nước trong 3 tháng đầu năm khoảng 4,6 triệu tấn, tương đương 20 - 25 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.

Theo TS Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, quý I hàng năm đều trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán nên thị trường XM quý I không tăng trưởng cao, năm nay cũng vậy, tiêu thụ nội địa đạt tương đương so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc thù trong thị trường tiêu thụ XM có hai “điểm rơi” đó là dịp Tết Nguyên đán và mùa mưa, cũng là lúc tiêu thụ XM chậm nhất. Tuy nhiên, ông Cung cho hay, 3 tháng đầu năm chưa thể khái quát bức tranh toàn cảnh, chưa nói lên điều gì.

Dự báo về tiêu thụ XM nội địa thời gian tới, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh: Từ quý II/2021, thị trường XM tiếp tục ổn định, phát triển tốt. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 tại Việt Nam được ngăn chặn hiệu quả cùng với việc tái khởi động lại các dự án BĐS, xây dựng và đà phục hồi chung của nền kinh tế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm XM được kỳ vọng sẽ tăng. Đặc biệt, sau Đại hội Đảng thành công, Đảng và Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, hàng loạt các dự án đầu tư công như cao tốc Bắc - Nam hay đường vành đai ở các thành phố lớn sẽ được xây dựng, thúc đẩy tăng trưởng ngành Xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu thụ XM sẽ tăng.

Ngành Xi măng Việt Nam hiện có 90 dây chuyền sản xuất, với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm.

Tiêu thụ nội địa và phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước vẫn là đích nhắm của đa số các DN sản xuất XM trong nước.

Xuất khẩu tăng

Mặc dù, nhiều nước trên thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 nhưng xuất khẩu XM quý I/2021 của Việt Nam tiếp tục tăng, đạt 3,59 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ; xuất khẩu clinker đạt 4,53 triệu tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm đến 15/3, kim ngạch xuất khẩu XM và clinker đạt 295 triệu USD, tăng 14%. Giá bình quân xuất khẩu XM và clinker giảm so với cùng kỳ 2020 đạt 36,4 USD/tấn (năm 2020 trên 39 USD/tấn). Trung Quốc là thị trường xuất khẩu XM và clinker lớn nhất của Việt Nam với sản lượng hơn 2,4 triệu tấn, kim ngạch gần 80 triệu USD, tăng 35,7% về lượng nhưng chỉ tăng 23% về kim ngạch, so với cùng kỳ năm 2020 (tính đến hết tháng 2/2021).

Một khó khăn khi xuất khẩu đó là: Nhiều thị trường chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ XM Việt Nam nên đã gia tăng thuế tự vệ để bảo vệ sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng trong nước như Philipines (áp thuế nhập khẩu khoảng 5% giá bán) hay Bangladesh (áp thêm 8% GTGT từ mức 15% lên 23%)… Dẫu khó khăn, nhưng với kinh nghiệm dày dặn trong xuất khẩu, các DN XM Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường. Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam chia sẻ: Ngoài Trung Quốc và các thị trường truyền thống, xuất khẩu XM Việt Nam đang hướng đến thị trường Mỹ với rất nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn.

Theo thống kê của Công ty chứng khoán FPTS, trong 10 năm từ 2010 - 2019, sản lượng XM xuất khẩu trong ngành đã tăng gấp 30 lần, đóng góp 32% tổng tiêu thụ toàn ngành, đưa Việt Nam nằm trong danh sách quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu XM.

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load