Chủ nhật 22/12/2024 12:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Kiến Trúc sư Trưởng rất cần thiết cho quy hoạch kiến trúc

08:50 | 03/07/2009

CTHĐQT Cty CP Tư vấn – Đầu tư – Công nghệ Đại Hà:
Nếu không có KTST không thể có những đô thị đẹp như Phú Mỹ Hưng

Đã có những ý kiến cho rằng: trong thời gian tồn tại vị trí KTS Trưởng, không đem lại tác dụng gì cho xã hội. Điều phủ nhận đó là không đúng với thực tế. Nhìn lại, chúng ta thấy tại thời điểm đó Luật Đô thị, quy định về xây dựng đô thị đều chưa có, nhưng nhiều đô thị, khu công nghiệp đã được chỉnh chu nhờ quy hoạch, ai đã làm được điều đó? Nếu chỉ là một Sở quản lý chung chung thì những yếu tố về mặt quy hoạch đô thị có được như hiện nay?.

Một ví dụ điển hình là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, trong tổng mặt bằng của TP. HCM không có khu đô thị này, khi các nhà đầu tư nước ngoài vào lại muốn đầu tư tại đó. Đã có nhiều ý kiến phản đối, nếu không có đảm bảo của KTS Trưởng lúc đó thì dự án này còn kéo dài và còn nhiều mâu thuẫn. Vị trí KTS trưởng là do Thủ tướng bổ nhiệm, được sự ủng hộ của UBND các tỉnh, thành ủng hộ, giao cho rất nhiều chức năng. Trong đó có những chức năng không thuộc chuyên môn của KTS như quản lý hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị…và KTS Trưởng đã “bị coi” là “siêu Sở”. Nhưng phải thừa nhận KTS Trưởng đã không thể hoàn thành những việc ngoài khả năng mà Thủ tướng đã giao. Vì thế mà uy tín và tác dụng của KTS Trưởng bị giảm xuống.

Một nguyên nhân nữa là Thủ Tướng giao quyền cho KTS trưởng nhưng lại không ban hành quy chế phân quyền cụ thể. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị với Chính phủ, Bộ Xây dựng về việc này nhưng Bộ vẫn còn lúng túng. Cũng chính vì vậy, sau này KTS Trưởng chỉ được coi là một tổ chức ngành nghề, không được biên chế thành một cơ quan Nhà nước. Trước kia, trên thế giới vẫn có chức danh KTS Trưởng nay họ đã dần bỏ đi vì quy hoạch đô thị của họ đã ổn định và trở thành khuôn mẫu trên thế giới, như TP.Tokyo (Nhật Bản); Matxcơva (LB Nga);…Còn đối với Việt Nam thì vẫn cần tới KTS Trưởng nhất là với những đô thị đặc thù như: Huế, Đà Lạt, Hạ Long...và đang là thị trường được nhiều nhà đầu tư trên thế giới quan tâm.

Nếu có KTS trưởng, không cần thiết giao cho vị trí này nhiều quyền như trước mà chỉ giao cho họ chức năng là nhà chuyên môn cùng UBND tỉnh, thành phố xét duyệt quy hoạch kiến trúc, kiểm duyệt chức năng mối quan hệ của dự án với môi trường xung quanh và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Vị trí KTS Trưởng sẽ là người đại diện cho một tổ chức KTS có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kiến thức sâu sắc về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, họ sẽ là hội đồng tư vấn kiến trúc quy hoạch cho KTS Trưởng và người quyết định cuối cùng là KTS Trưởng. Đất nước ta đang trên đà phát triển, còn phải xây dựng, chỉnh đốn nhiều, cần phải có quy hoạch đô thị chuẩn để giảm sai sót. Vì vậy, cần phải có một người “nhạc trưởng” về thiết kế quy hoạch kiến trúc, đó là KTS trưởng”.

KTST có nhiệm vụ tham mưu cho UBND, hoạt động độc lập với UBND để tránh tiêu cực. Với những thành phố đặc biệt, phát triển đô thị phức tạp rất cần thiết phải có vai trò của người KTST. Do vậy KTST phải là người có kiến thức về quy hoạch, có kinh nghiệm thiết kế, có sự hiểu biết và cập nhật các thông tin trong nước cũng như trên thế giới và là người có cả lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời biết tổng hợp ý kiến tập thể.

KTS Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội KTS TP.HCM:
Nên có KTST trong những đô thị đặc biệt.

KTST là người đại diện cho hội đồng, đưa ra ý kiến chuyên môn về tổ chức không gian kiến trúc khu đô thị, tạo dựng được hình ảnh đô thị hiện tại cũng như trong tương lai, vạch ra được lộ trình phát triển đô thị. Những đô thị đặc biệt phải thể hiện được nghệ thuật tạo hình trong đô thị đó. Vì thế, để tránh ý kiến chủ quan của KTST cần phải có hội đồng thẩm định.

Nếu không có KTST không thể có những đô thị đẹp như Phú Mỹ Hưng

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load