Thứ tư 05/02/2025 17:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho xử lý tro xỉ nhiệt điện than

22:00 | 15/09/2017

Bộ Công Thương cho hay, lãnh đạo Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3) đã kiến nghị đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội và các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho xử lý tro xỉ nhiệt điện than.


Xử lý tro xỉ nhiệt điện than

Theo lãnh đạo GENCO 3, dù đạt được nhiều kết quả, công tác sản xuất, bảo vệ môi trường của GENCO 3 còn gặp nhiều khó khăn và mong muốn được nhân dân cả nước hiểu được vai trò to lớn của nhiệt điện than đối với nền kinh tế đất nước, tránh các thông tin sai lệch, thiếu trung thực gây dự luận không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và tạo sự bất an trong người dân.

Thực tế hiện nay, các mẫu tro xỉ đã được kiểm tra về thành phần nguyên liệu và đều cho kết quả không có chất nguy hại, do đó, GENCO 3 kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu kỹ thuật của tro, xỉ nhiệt điện làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp cho các công trình dân dụng, công nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý vấn đề tro xỉ trong những năm tới.

Theo đánh giá của đoàn công tác, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân chủ đầu tư Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã có nhiều trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, tái chế tro, xỉ phát sinh và tuyên truyền, chia sẻ thông tin với người dân xung quanh. Nhà máy đã chuyển đổi nhiên liệu đốt khởi động lò từ dầu HFO sang dầu FO, hoàn thành cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để đưa vào vận hành ngay từ khi khởi động lò hơi, giải quyết triệt để việc phát thải khói đen trong quá trình khởi động và thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng khí thải và nước thải sau hệ thống xử lý thường xuyên, liên tục…

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện có 19 nhà máy nhiệt điện than (công suất đạt 14.300 MW) đang vận hành và tiêu thụ khoảng 42 triệu tấn than/năm. Ước tính lượng tro, xỉ, thạch cao thải ra hàng năm hơn 14,4 triệu tấn. Tổng số diện tích làm bãi thải khoảng 700 ha. 

Ngoài ra còn có 12 nhà máy (11.700 MW) đang xây dựng và 12 nhà máy đã và đang phê duyệt đầu tư (12.900 MW) với tổng số than tiêu thụ 63 triệu tấn/năm và lượng tro xỉ thải ra khoảng 14,7 triệu tấn/năm. Diện tích bãi thải xỉ khoảng hơn 1.100 ha. Như vậy, tính đến năm 2022-2023, Việt Nam sẽ có 43 nhà máy, tiêu thụ khoảng 110 triệu tấn than và thải ra khoảng 29 triệu tấn tro xỉ/năm.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, việc tìm giải pháp hữu hiệu để xử lý một khối lượng lớn tro xỉ than đang là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Trong khi đó, theo đại diện các nhà máy nhiệt điện than cho biết, hầu hết lượng tro xỉ than đều được chôn lấp nhưng cũng chỉ kéo dài được khoảng 2 đến 3 năm, nhiều nhất là 5 năm. Một số ít nhà máy bán được tro xỉ ra bên ngoài, phục vụ sản xuất gạch không nung, làm phụ gia xi măng, bê tông nhưng số lượng hạn chế, không thường xuyên. Một số nhà máy có nghiên cứu, thuê tư vấn lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng nhưng vẫn trong giai đoạn kế hoạch vì khó vay vốn.

Để giải quyết vấn đề tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than, một số bộ ngành đã đề xuất nới lỏng hay hạ chuẩn môi trường để gỡ khó cho các nhà máy nhiệt điện.

Theo Phạm Tuyên/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load