Thứ ba 05/11/2024 05:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất cho nhà ở xã hội

15:57 | 09/07/2020

(Xây dựng) - Trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác quản lý nhà nước về xây dựng đã được Bộ Xây dựng đẩy mạnh thực hiện, trong đó đáng chú ý là công tác quản lý nhà nước về BĐS.

kiem soat chat che quy dat cho nha o xa hoi

Cụ thể, Bộ tiếp tục rà soát, tổng hợp các vướng mắc, đề xuất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Kinh doanh BĐS 2014 cho phù hợp với thực tiễn: Thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến nhà ở (Nghị định số 99/2015/NĐ-CP; số 100/2015/NĐ-CP; số 101/2015/NĐ-CP) và tích cực triển khai nghiên cứu sự phù hợp của các quy định của Nghị định nêu trên với tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các địa phương và DN.

Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quản lý, phát triển quỹ nhà ở công vụ của Chính phủ giai đoạn 2020 - 2021 và kết quả thực hiện, đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp; báo cáo về tình hình thị trường BĐS trong 10 năm (2009 - 2019), đánh giá các tác động của đại dịch Covid - 19 đối với thị trường BĐS nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường; đề xuất giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho.

Về Chương trình phát triển nhà ở, Bộ Xây dựng tiếp tục theo dõi, tổng hợp tình hình phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở tại các địa phương. Đến nay, trên cả nước đã có 61/63 địa phương đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở (trong đó 47 địa phương đã xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030; 14 địa phương mới thực hiện xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và đang chuẩn bị điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đến 2030).

Về Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến hết tháng 02/2020 cả nước đã và đang thực hiện hỗ trợ là 335.854 hộ (đạt 85,3%). Bộ đang tiếp tục đôn đốc các địa phương khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, chuẩn bị Kế hoạch tổng kết Chương trình sau khi Pháp lệnh ưu đãi người có công (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua…

Phân khúc nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội cho thuê cũng được đẩy mạnh phát triển. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019.

Bên cạnh đó, Dự án “Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030” đã phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020 của Dự án.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6/2020, số dự án được cấp phép mới hạn chế do vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng (các DN tập trung cơ cấu lại bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương tập trung cao độ cho nhiệm vụ chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội nên hiệu suất giải quyết công việc bị suy giảm).

Còn theo tổng hợp từ 34/63 địa phương, tính đến hết tháng 5/2020, lượng sản phẩm giao dịch thành công chỉ đạt khoảng 16% so với tổng lượng sản phẩm hiện có trên thị trường, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trên cả nước hiện có 61/63 địa phương đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở, trong đó 47 địa phương đã xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030; 14 địa phương mới thực hiện xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và đang chuẩn bị điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đến 2030.

Hà Vy

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load