Thứ tư 05/02/2025 16:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Không thể mặc cả với Nhà nước và nhân dân

10:13 | 28/09/2017
 
Thông tin mới đây từ Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho biết cả nước hiện có 26 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất 13.810MW (tiêu thụ khoảng 47,8 triệu tấn than), mỗi năm thải ra hơn 16,4 triệu tấn tro xỉ, thạch cao. 
 
 
Dự kiến tới năm 2020, cả nước sẽ có thêm 15 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động (hiện đang trong quá trình xây dựng), qua đó nâng tổng công suất lên 36.000MW và tiêu thụ khoảng 67 triệu tấn than/năm. 
 
Và tới năm 2030 các nhà máy nhiệt điện cần tới 171 triệu tấn than/năm để làm ra 75.000MW. Trong khi đó, tổng lượng tro xỉ trung bình chiếm 25-60% lượng than nhiên liệu, tùy thuộc vào chất lượng than và hiệu quả đốt cháy (công nghệ). Điều này đồng nghĩa hơn 40 nhà máy điện than trên mỗi năm sẽ thải ra 40-100 triệu tấn tro xỉ.
 
Về nguyên tắc, tro xỉ có thể được sử dụng như phụ gia sản xuất ximăng, sản xuất bêtông, gạch không nung và các loại vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, do trong tro xỉ còn chứa lượng lớn than chưa kịp cháy hoặc cháy chưa triệt để (than dư), có thể lên đến 20-30%, để tái sử dụng tro xỉ phải qua công đoạn tuyển, tách lượng than này ra, cần phải đầu tư thêm dây chuyền tuyển than từ tro xỉ. 
 
Hiện nay, công nghệ tuyển than dư từ tro xỉ chưa phổ biến rộng rãi nên việc tái sử dụng tro xỉ rất hạn chế. Nước ta đang đối mặt với vấn đề môi trường từ việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than. Bởi hầu hết nhà máy chỉ có bãi thải chứa trong khoảng 5 năm và chủ yếu là chôn lấp. Theo dự báo với hơn 40 nhà máy, lượng tro xỉ thải ra rất lớn và để có thể chứa hết lượng phế thải đó cần khoảng 600.000ha, bằng diện tích của 1 xã.
 
Điều nguy hiểm là trong xỉ có những kim loại nặng khi nước mưa ngấm vào sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sông, nước sinh hoạt. Ngoài ra, nhiệt độ nước ra khỏi nhà máy lên tới 400C, chiếm 1/3 nguồn nước sông gây ô nhiễm nguồn nước nặng, tàn phá môi trường đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, tăng sản xuất điện từ đốt than gây ra tăng phát thải khí nhà kính đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
 
Chỗ đâu để chôn lấp số xỉ than này và có ảnh hưởng gì đến môi trường là câu hỏi chưa có đáp án, trong khi các dự án nhiệt điện vẫn tiếp tục được cấp phép. Hệ quả nhãn tiền đã thấy, nhưng khi phát triển dự án nhiệt điện, các chủ đầu tư chỉ tập trung vào mục tiêu là sản xuất ra điện. Đến khi chất thải trong quá trình sản xuất quá lớn, vướng luật lại kiến nghị điều chỉnh luật, nghị định. 
 
Thí dụ, khi Nhà máy nhiệt điện Mông Dương được yêu cầu phải xử lý triệt để tro xỉ, nếu không sẽ phải đóng cửa, chủ đầu tư là Tổng công ty phát điện 3 (EVN GENCO 3), đã kiến nghị “nếu phải đóng cửa Chính phủ phải đền bù cho chủ đầu tư khoảng 600.000USD/ngày”; đồng thời cho rằng “để xử lý tro xỉ phải có kinh phí và đưa chi phí này vào xác định giá điện”. Thậm chí, để giải quyết vấn đề tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than, một số bộ ngành đã đề xuất nới lỏng hay hạ chuẩn môi trường để gỡ khó cho các nhà máy này.
 
Thực tế, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 1696/QĐ-TTg ngày 23-9-2014 về một số giải pháp xử lý tro, xỉ, thạch cao tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc. Bộ Xây dựng cùng các đơn vị trực thuộc đã tập trung rà soát lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn, để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện đầy đủ, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn sử dụng tro, xỉ, thạch cao từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
 
Tuy vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này, cần tăng tính trách nhiệm, bắt buộc đối với các nhà máy, nếu không thực hiện phải bỏ tiền ra thuê đơn vị khác xử lý. Về nguyên tắc, trong quá trình lập dự án chủ đầu tư phải có phương án xử lý chất thải trước khi dự án đi vào hoạt động, không thể cứ đi vào hoạt động rồi lại đem chuyện thiệt hại kinh tế ra mặc cả với Nhà nước và nhân dân. 

Theo Thanh Trang/saigondautu.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load