Thứ ba 05/11/2024 07:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Quy định không cho phép người thân trong gia đình cùng tham gia đấu giá:

Không nên đưa vào dự thảo Luật Đấu giá tài sản nếu chưa đủ điều kiện thực tế

14:33 | 22/05/2024

(Xây dựng) – Tại chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, cơ bản các đại biểu nhất trí với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình đối với dự thảo Luật này. Tuy nhiên để hoàn chỉnh dự án Luật này, các đại biểu đã đưa ra một số ý kiến góp ý liên quan, trong đó có “quy định người không được đăng ký tham gia đấu giá”.

Không nên đưa vào dự thảo Luật Đấu giá tài sản nếu chưa đủ điều kiện thực tế
Đa số các ĐBQH cho rằng, quy định các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá phải phù hợp với quy định liên quan và thực tế (Ảnh: T/L).

Dự thảo quy định những người không được đăng ký tham gia đấu giá, gồm: “cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột, công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản”.

Tuy nhiên, đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đề nghị cân nhắc bổ sung quy định này.

Theo đại biểu Lã Thanh Tân, dự thảo Luật bổ sung quy định những người không được đăng ký tham gia đấu giá nhưng trên thực tế rất khó thực hiện. Bởi khi tổ chức cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá chuyên nghiệp không thể biết hết quan hệ trong gia đình trong số những người tham gia đấu giá là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột… và không có điều kiện để xác minh các thông tin nói trên.

Mặt khác, việc sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ với con, anh chị em ruột đều có năng lực hành vi dân sự riêng, độc lập với nhau về tài sản.

Do đó, cần cân nhắc việc đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Nếu đưa nội dung này vào dự thảo Luật Đấu giá tài sản cần có cơ chế để thực hiện, đảm bảo tính khả thi trong thực tế, cũng như đảm bảo quyền của cá nhân khi tham gia đấu giá.

Còn đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang thì cho rằng, quy định các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá phải phù hợp với quy định liên quan và thực tế. Việc quy định thêm các đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá gồm "công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản” là phù hợp.

Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”, tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản. Còn việc bổ sung nhóm đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá là “cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột" là không nên, vì quy định này không phù hợp cả về mặt pháp lý và thực tế.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Trần Văn Tuấn cho biết, nếu quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản là hạn chế quyền sở hữu tài sản của công dân, không phù hợp với hiến pháp và các quy định pháp luật liên quan, không phù hợp đối với trường hợp Nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất ở để giao đất cho cá nhân, tổ chức có thu tiền sử dụng đất.

Trên thực tế, nếu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đều có quyền đăng ký tham gia đấu giá nhiều lô đất khác nhau cùng với nhiều khách hàng khác không có quan hệ huyết thống thì quan hệ hôn nhân cũng không ảnh hưởng đến tính khách quan của cuộc đấu giá và không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thông đồng, dìm giá.

“Chưa kể, nếu quy định cấm như dự thảo nêu nhưng không kiểm soát được, sẽ dẫn đến tình trạng sau khi đấu giá xong mới phát hiện người tham gia đấu giá có quan hệ hôn nhân, huyết thống... thì phải hủy kết quả trúng đấu giá để đấu giá lại, sẽ tạo ra một hệ lụy rất lớn, gây tốn kém, lãng phí do việc phải tổ chức đấu giá lại; tổ chức đấu giá tài sản phải đối diện với việc có tranh chấp khiếu kiện phức tạp”, đại biểu Trần Văn Tuấn phân tích.

Ngoài ra, một số ĐBQH cũng cho rằng cần phải nghiên cứu, xem xét lại quy định việc không cho phép anh em ruột được tham gia đấu giá vì không phù hợp, ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân.

Bên cạnh đó, việc quy định không cho phép người thân trong gia đình cùng tham gia đấu giá nhằm tạo ra tính chặt chẽ, tránh trường hợp “quân xanh, quân đỏ” nhưng trên thực tế, nếu đưa ra quy định như vậy sẽ hạn chế quyền công dân; đồng thời gây phức tạp khi thực hiện. Nếu chưa đủ điều kiện thực tế thì không nên đưa vào dự thảo Luật Đấu giá lần này…

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load