Thứ tư 05/02/2025 17:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Khang Minh quản lý chất lượng gạch không nung như thế nào?

21:00 | 04/04/2019

(Xây dựng) - Từ năm 2010, Cty CP Gạch Khang Minh là một trong những đơn vị tiên phong trong cả nước đầu tư nhà máy gạch không nung xi măng cốt liệu (gạch bê tông). Với quy mô sản xuất 200 triệu viên QTC/năm và mẫu mã sản phẩm đa dạng, Khang Minh hiện dẫn đầu thị trường gạch xi măng cốt liệu, cả về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, lẫn sự bài bản trong sản xuất kinh doanh.

Sản phẩm đạt và vượt tiêu chuẩn quốc gia

Ý thức được rằng chất lượng VLXD nói chung và gạch không nung nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của công trình, Khang Minh luôn chú trọng xây dựng quy trình quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm gạch không nung chặt chẽ, bài bản.

Cụ thể, Khang Minh kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện liên tục trên cả 3 khâu: Nguyên liệu đầu vào - quá trình sản xuất - thành phẩm.

Đối với nguyên liệu đầu vào, Khang Minh sử dụng mạt đá sạch, xi măng chống thấm và tro bay của các nhà máy nhiệt điện (lấp đầy mao mạch của sản phẩm, giúp sản phẩm gạch có khả năng chống thấm, chống nước xuyên qua cao).

Quy trình sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở Khang Minh được thực hiện một cách nghiêm túc. Theo định kỳ, tất cả sản phẩm của Cty đều qua kiểm tra tại các đơn vị kiểm định chuyên môn như Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Viện Vật liệu xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (IBST) hoặc các phòng thí nghiệm LAS-XD uy tín. Toàn bộ các chủng loại sản phẩm gạch bê tông cốt liệu của Khang Minh đều đạt và vượt yêu cầu chất lượng của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 6477:2016).

Sản phẩm xuất xưởng được đóng gói trên các kiểu gạch, có tem dán nhãn để nhận biết sản phẩm và có dịch vụ vận chuyển sản phẩm đến chân công trình. Như vậy, sản phẩm được kiểm soát chất lượng đến chân công trình.

Trong quá trình thi công xây dựng, Khang Minh có đội ngũ nhân viên hướng dẫn các đội thi công trên công trường, bảo đảm đúng tiêu chuẩn của gạch không nung nói chung, gạch Khang Minh nói riêng.

Với việc đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng tốt nhất, Khang Minh mong muốn góp phần dần dần hướng thói quen của người Việt Nam chuyển sang sử dụng gạch không nung để bảo vệ môi trường.

Nói không với sản phẩm kém chất lượng

Không riêng Khang Minh, hiện có không ít đơn vị chú trọng nghiên cứu sản xuất sản phẩm gạch không nung đảm bảo chất lượng, phù hợp tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm TCVN 6477-2016.

Ngược lại, cũng có không ít đơn vị sản xuất lại không quan tâm đến công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm, thậm chí không tuân thủ một số tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, ví dụ như chỉ tiêu chống xuyên nước trong TCVN 6477-2016. Với quốc gia có điều kiện thổ nhưỡng nhiệt đới gió mùa, nóng ấm mưa nhiều, việc sản phẩm cần đạt chỉ tiêu này rất quan trọng, nó liên quan đến chất lượng công trình và chất lượng cuộc sống của người dân khi sử dụng công trình.

Một thực tế đang diễn ra trên thị trường xây dựng hiện nay là có rất ít các chủ đầu tư trực tiếp đứng ra lựa chọn vật liệu, kiểm soát chặt chẽ vật liệu đầu vào được cấp để xây dựng cho công trình của mình. Việc lựa chọn vật liệu đầu vào lại được uỷ quyền hoặc do các nhà thầu xây dựng trực tiếp mua. Với vai trò là nhà thầu xây dựng, không ít nhà thầu đã có tâm lý lựa chọn sản phẩm giá rẻ, chất lượng không hoàn toàn đảm bảo để đưa vào thi công nhằm hạ giá thành thi công. Vì thế không ít sản phẩm gạch không nung không đạt yêu cầu chất lượng vẫn được sử dụng trên thị trường.

Chất lượng công trình phụ thuộc không ít vào vật liệu thi công đầu vào. Hệ luỵ của việc nhiều công trình sử dụng sản phẩm gạch không nung không đạt chất lượng quy định, sẽ để lại những hậu quả không hề nhỏ về chất lượng công trình. Trên thực tế, đã có nhiều công trình xây dựng đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật do kỹ thuật thi công, do sử dụng sản phẩm kém chất lượng…, khiến cho niềm tin về gạch không nung bị suy giảm.

Về lâu dài, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, chấp nhận vàng - thau lẫn lộn về chất lượng của sản phẩm gạch không nung dẫn đến ảnh hưởng chất lượng công trình, thì sẽ khiến cho người tiêu dùng, các đơn vị có liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, kiến trúc sư…) đánh mất dần niềm tin vào gạch không nung. 

Thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước về VLXD cần có các biện pháp, chế tài hiệu quả và chặt chẽ hơn trong việc quản lý chất lượng gạch không nung trên thị trường. Nếu chúng ta không để hàng giả, hàng kém chất lượng tồn tại trên thị trường thì rõ ràng sẽ không có ai dùng sản phẩm kém chất lượng đó, chất lượng công trình được đảm bảo, chương trình phát triển vật liệu không nung mới thực sự thành công lâu dài.

Do vậy, chúng tôi kiến nghị, Bộ Xây dựng nên có chủ trương và chỉ đạo quyết liệt các Sở Xây dựng, các tỉnh, thành phố phối hợp cùng các sở, ngành khác tổ chức rà soát, đánh giá các đơn vị sản xuất gạch không nung trên địa bàn, kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất sản phẩm không đạt chất lượng tiêu thụ trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, áp dụng các chế tài xử phạt các đơn vị sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng chất lượng công trình.

Lê Hoài An
Giám đốc Cty CP Gạch Khang Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load