Thứ tư 05/02/2025 23:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Khai thác cát, sỏi tại Quảng Bình: Cần được giám sát đặc biệt!

12:19 | 11/09/2017

(Xây dựng) - Hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép lòng sông vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên tỉnh Quảng Bình. Đây là hoạt động tội phạm tinh vi, khó đối phó, gây áp lực cho người thi hành công vụ và người dân sở tại.


Tàu thuyền của người dân đang khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Long Đại.

Tài nguyên vẫn đang thất thoát

Thực hiện Luật Khoáng sản cùng một số Nghị định, Chỉ thị về việc tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về Luật Khoáng sản; tỉnh Quảng Bình đã thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, trong đó có cát, sỏi lòng sông. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa xử lý được hình sự, việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe, việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm chưa thống nhất…Vì vậy, hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông vẫn diễn ra ở một số nơi trên địa bàn. Năm 2016 và 2017 là giai đoạn cao điểm trấn áp tội phạm nhưng hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn diễn ra tinh vi, khó đối phó; có nơi công khai, đánh đố người thi hành công vụ và người dân.

Tại Quảng Bình hiện có 84 giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép với các loại khoáng sản như đá vôi, cát, sỏi, đất sét, kaolin, titan. Các khu vực mỏ khai thác khoáng sản đều được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định.

Một số điểm nóng trong vấn đề khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép một cách ồ ạt  tại Quảng Bình như các địa bàn dọc tuyến sông Long Đại ở các xã Trường Xuân, Duy Ninh (huyện Quảng Ninh); các địa bàn dọc tuyến sông Gianh ở các xã Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch), Tiến Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa, Phong Hóa, Châu Hóa (huyện Tuyên Hóa). Bên cạnh đó, các điểm khai thác khác trên sông Dinh (huyện Bố Trạch) và sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) chưa thấy dấu hiệu “cát tặc” bùng phát.

Qua đánh giá cho thấy, hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tập kết, tiêu thụ cát, sỏi trái phép vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, gây bất ổn tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Làm thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, đe dọa an toàn đê điều, cản trở giao thông đường thủy nội địa. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương còn yếu, chưa mạnh dạn phân cấp cho địa phương, dư luận nghi ngờ có quan hệ lợi ích nhóm; các lực lượng chức năng buông lỏng quản lý, thiếu phối hợp chặt chẽ, một số quy định pháp luật còn bất cập. Ông Nguyễn Viết Giai - Trưởng phòng TN&MT huyện Quảng Ninh từng chia sẻ với chúng tôi rằng: Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông Long Đại trái phép vẫn còn diễn ra một cách tinh vi, khó kiểm soát, đặc biệt là vào đêm tối. Khi tổ chức đi bắt tàu hút cát trái phép được nhân dân báo tin, thì phải huy động lực lượng vũ trang đi cùng hỗ trợ, chứ riêng đoàn cán bộ quản lý nhà nước thì khó lòng bắt giữ, xử lý được vì khả năng chống trả rất lớn.

Mặt khác, phía Sở Xây dựng Quảng Bình nhận định do nhu cầu sử dụng cát để san lấp và xây dựng hiện nay rất lớn, việc khai thác, kinh doanh cát đem lại nguồn thu cao; phạm vi các luồng tuyến sông rộng, thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ cát khắp các tỉnh, thành khác. Quy định pháp luật về xử lý hình sự hành vi khai thác cát, sỏi trái phép chưa cụ thể, rõ ràng, việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm này. Có dư luận về lợi ích nhóm, bao che cho các hoạt động khai thác cát sỏi trái phép.


Việc thay đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông một số điểm tại sông Gianh.

Cần giám sát đặc biệt

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Tỉnh ủy quán triệt để cho Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở: Công Thương, Xây dựng, GTVT, NN&PTNT, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh và các địa phương liên quan giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác cát, sỏi. Định kỳ 6 tháng hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN&MT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng giấy phép khai thác và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh sẽ bị đình chỉ và thu hồi giấy phép. Đồng thời UBND tỉnh không gia hạn giấy phép cũng như cấp mới đối với các doanh nghiệp vi phạm.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép và chỉ được khai thác khoáng sản cát, sỏi trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 17 giờ hàng ngày; khai thác theo đúng dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Hy vọng rằng câu chuyện thất thoát tài nguyên tại Quảng Bình sẽ được kiểm soát. Trong vấn đề này, báo chí sẽ song hành với các cơ quan quản lý Nhà nước để thông tin, phản ánh đúng bản chất, mức độ của hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép tại địa bàn.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load