Thứ năm 25/04/2024 21:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khai mạc lễ hội đền Đông Cuông

10:16 | 02/02/2023

(Xây dựng) - Tối 1/2 (tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023.

Khai mạc lễ hội đền Đông Cuông
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao bằng lịch sử văn hóa Phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định: Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh. Yên Bái hiện có 132 di tích được xếp hạng; 714 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 4 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Mới đây nhất, Lễ hội đền Đông Cuông đã vinh dự được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội này là sản phẩm văn hóa - du lịch tâm linh độc đáo, được tổ chức thường niên, mang thương hiệu riêng của huyện Văn Yên và tỉnh Yên Bái.

Khai mạc lễ hội đền Đông Cuông
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi lễ.

Đông Cuông được biết đến là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Từ lâu, Đông Cuông đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Đền thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, cũng là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII và các vị thủ lĩnh người Tày, người Dao đã anh dũng hy sinh trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm Giáp Dần 1914.

Những năm qua, với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành và bách gia trăm họ, đến nay, đền Đông Cuông đã có diện mạo khang trang, bề thế, phong quang, sạch đẹp, thể hiện được sự uy nghiêm, linh thiêng, được đông đảo du khách thập phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao khi đến tham quan, chiêm bái.

Ngày 16/01/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 73 ghi danh Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trao Quyết định và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh Yên Bái cần xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Đông Cuông; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Lễ hội; lập quy hoạch tổng thể, quan tâm hoàn thiện hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường sinh thái, thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến thực hành tín ngưỡng, công tác tổ chức, hoạt động lễ hội…

Sau Lễ công bố Quyết định chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Linh thiêng thánh Mẫu Thượng Ngàn”, gồm 3 chương với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, diễn viên chuyên, không chuyên của Trung ương và địa phương.

Khai mạc lễ hội đền Đông Cuông
Lễ rừng châu tế thần 12 một trong những nét đặc trung của Lễ hội đền Đông Vuông tỉnh Yên Bái.

Điều đặc biệt trong Lễ hội đền Đông Cuông năm nay là sau lễ rước Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ khu vực sân khấu vào trong Đền chính có sự kết hợp giữa màn diễu rước và màn múa xòe Tày cổ hầu Mẫu, với sự tham gia của 300 phụ nữ dân tộc Tày Khao.

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 1-2/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng) với nhiều hoạt động đặc sắc khác như: Nghi lễ dâng trâu tế thần; Lễ dâng Chúc văn; Nghi lễ rước Mẫu sang Sông và các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi… tạo không khí tưng bừng phấn khởi cho nhân dân những ngày đầu xuân mới.

Sơn Lâm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load