(Xây dựng) - Ngày 18/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ quan chức năng và đại diện 21 doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tham vấn về dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; bà Lê Thị Nguyệt, Ủy viên Thường trực Ủy về các vấn đề xã hội của Quốc Hội; ông chí Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN và bà Hồ Thị Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Vĩnh Phúc đồng chủ trì Hội nghị này. Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những nội dung, điển hình như: Vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng; điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu; điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với người suy giảm khả năng lao động; tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi; về thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng; chế độ tính BHXH một lần; mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu; tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Một số ý kiến đồng tình với nội dung về tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số đối tượng đặc thù nhưng không thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhất là người làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp; xem xét sửa đổi các chế độ BHXH trong dự thảo luật quy định về lao động nam có vợ sinh con hoặc lao động nữ sinh con thì chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động; nghiên cứu cấp thẻ bảo hiểm điện tử để chủ sử dụng lao động thuận lợi trong quản lý, lưu trữ và chi trả chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp; hàng năm có kế hoạch thanh tra để kiểm soát, xử lý tình trạng trốn đóng bảo biểm và nợ đọng bảo hiểm xã hội đang diễn ra rất phức tạp trong doanh nghiệp, qua đây thường xuyên đề ra giải pháp cải thiện tình hình đời sống lao động trong doanh nghiệp; cần có sự công bằng giữa các khu vực tham gia bảo hiểm xã hội...
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Tất cả các ý kiến đều cho rằng sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội để đảm bảo an toàn và thực hiện công bằng xã hội. Cần thiết cần phải mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Ý kiến cho rằng lương hưu mất công bằng giữa khu vực Nhà nước và ngoài doanh nghiệp còn có sự bất bình đẳng là có nhưng không phải tất cả các ban, ngành trong khu vực Nhà nước hưởng lương như hiện nay đều cao.
Theo ông Lợi, thực hiện theo tinh thần Nghị Quyết 15 của BCH Trung ương Đảng thì đến năm 2020 phải có 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Chính sách này thực hiện với mong muốn tốt đẹp là khi người lao động hết tuổi lao động, nghỉ ngơi tại gia đình sẽ có lương hưu để có cuộc sống ổn định, hạnh phức, không phải phụ thuộc vào con cháu trong gia đình chu cấp cơm, áo, gạo, tiền...Luật bảo hiểm xã hội lần này sửa đổi đề cập tới 5 nhóm đối tượng; trong đó có hai nhóm đối tượng quan trọng nhất, đó là nhóm đối tượng làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sản xuất có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; đối thượng thứ hai là làm việc ở ngành nghề nông nghiệp nông thôn và phi chính thức.
Đây là lực lao động rất đông đảo, vì thế bảo hiểm xã hội phải làm sao có sực thực sự hấp dẫn, người dân khi tìm hiểu họ tự thấy cần thiết để tự nguyện tham gia và ngày càng đông đảo có người dân tham gia mới đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho biết: Tham gia bảo hiểm như là hình thức tiết kiệm, tích lỹ để khi đủ năm công tác, tuổi đời đủ theo quy định sẽ có tiền lương hưu sống không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào con cháu gia đình.
Cuộc sống sẽ luôn tự tin và luôn có cảm giác xã hội, đất nước đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống, được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, tràn đầy tình yêu thương, nhân ái, nhân văn. Mục đích của sử đổi luật bảo hiểm lần này là để cho đông đảo lao động, người dân tham gia bảo hiểm xã hội, khi đủ điều kiện sẽ được nhận lương hưu hàng tháng, chứ không phải giải quyết chế độ chi trả một lần như trước đây nhiều đối tượng được áp dụng.
Nhiều ý kiến cho rằng không nên tăng tuổi nghỉ hưu đối với các đối tượng lao động trực tiếp ở các doanh nghiệp, bởi vì làm việc ở doanh nghiệp không ít nơi tiếp xúc với môi trường độc hại, tiếng ồn, bụi, thao tác trên máy móc thiết bị, dây truyền ở độ tuổi 50 trở lên là người lao động bắt đầu thích nghi kém dần, phản xạ chậm...nhìn chung hiệu quả lao động không cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp cũng tìm mọi cách để cắt giảm, hoặc cho nghỉ hưu sớm với người lao động lớn tuổi và tăng tuổi nghỉ hưu là một sự mâu thuẩn, bất cập.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, người nằm trong độ tuổi lao động, nhất là thanh niên là rất lớn, nếu tăng tuổi nghỉ hưu ở khu vực cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp thì giới trẻ sẽ khó khăn, ít cơ hội tìm kiến việc làm. Bà Đặng Thị Mùi, Trưởng phòng Nhân sự, Công ty TNHH VINAKOREA (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, thổ lộ: Công ty TNHH VINAKOREA có 4.200 công nhân; trong đóchỉ có 300 công nhân là nam thì nếu có sửa đổi quy định về lao động nam có vợ sinh con hoặc lao động nữ sinh con thì chồng được nghỉ phép theo chế độ thai sản là rất tốt.
Bà Mùi cũng cho rằng chỉ nên kéo dài tuổi hưu với người có chuyên môn và trình độ kiến thức giỏi, làm việc văn phòng...còn người lao động trực tiếp 50 đến 55 tuổi sức khỏe giảm sút, lúc đó đa số họ muồn về nghỉ hưu./.
Văn Nhất
Theo