Thứ ba 14/01/2025 05:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Hạn chế quan chức vào Quốc hội vì...

23:11 | 22/07/2014

Lãnh đạo Đà Nẵng thẳng thắn đề nghị hạn chế quan chức vào QH, trong khi đó QH lại chỉ ra tình trạng "ĐB bấm nút thuê"...

Ngày 21/7, đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (QH) do Phó Chủ nhiệm Lê Minh Thông dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Đà Nẵng về việc thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND.

Hạn chế quan chức vào Quốc hội, HĐND

Tại buổi làm việc, góp ý về giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐND, ông Khương cho rằng để HĐND thực sự mạnh thì cần hạn chế số lượng đại biểu từ các cơ quan chính quyền.

Ông này lý giải, tâm lý cán bộ khi đang ở vai đại biểu HĐND thì làm sao dám mạnh dạn đưa ra ý kiến. "Ngay cả tại QH, các đại biểu kiêm nhiệm cũng ít thấy mạnh dạn phát biểu”, ông Khương nói.


Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. (Ảnh: PLO)

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho rằng phải lấy yếu tố chất lượng làm trọng, do đó khi lựa chọn những người vào HĐND, ĐBQH phải là những người có tài, dám nói, dám làm.

Vấn đề mấu chốt theo ông Nghĩa là không nên đặt nặng tính cơ cấu, đưa những anh thậm chí chủ trì một hội nghị còn không xong là không được.

“Kinh nghiệm cho thấy khi không có nhiều đại biểu bên chính quyền thì chất vấn của các kỳ họp rất mạnh mẽ, hiệu quả. Vì các đại biểu khi không nằm trong chính quyền thì thường không ngại truy các vấn đề đến cùng” - ông Nghĩa nói.

ĐBQH nói tiếng nói của ai?

Trước đó, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ bức xúc trước tình trạng đại biểu “phát biểu bài của người khác” và đề nghị rút kinh nghiệm.

Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn: "Tôi thấy ở hội trường có một nhược điểm là các đồng chí am hiểu nhất lại không nói gì cả. Có những vấn đề tại trung ương các đồng chí đã thảo luận và nhất trí cao, ở Thường vụ Quốc hội cũng nhiều đồng chí phát biểu, nhưng ra Quốc hội các đồng chí lại không phát biểu, không tranh luận với đại biểu có ý kiến khác".

"Có những phiên thảo luận tôi thấy ý kiến diễn ra một chiều, người phát biểu không biết là nói ý của mình hay ý của ai. Có đại biểu còn phát biểu bài của người khác, như thế là không nghiêm túc, cần rút kinh nghiệm ngay. Ra Quốc hội nói một chiều là người ta rất kỵ, làm cho tình hình Quốc hội không tốt, không thẳng thắn", ông Nguyễn Sinh Hùng nói.

Ông Lê Văn Cuông (nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) đã gọi đó là một tình trạng rất nguy hiểm. Ông cho rằng, Quốc hội không phải là nơi anh được cử tri bầu ra để đi phát biểu thuê, bấm nút thuê.

Ông Cuông lo ngại, đại biểu bị dẫn dắt, chi phối của các nhóm lợi ích, các thế lực nào đó mà không nói lên tiếng nói của mình, không nói lên tiếng nói và nguyện vọng của cử tri mà lại “phát biểu bài của người khác”.

"Từng là một đại biểu Quốc hội, tôi hiểu được những mẹo mực trong phát biểu của người này người khác, những mối quan hệ chằng chịt về lợi ích rất dễ khiến người ta nói theo sự hướng dẫn, sự nhờ vả, nói để vừa lòng quan trên, thậm chí là chủ động gợi ý nịnh nọt hòng vun vén mối quan hệ của mình. Nói tóm lại, đại biểu sẽ được hưởng lợi khi “phát biểu bài của người khác”", ông Cuông cho biết.

Theo Thi San/baodatviet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load