Thứ ba 05/11/2024 07:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hải Phòng – Quảng Ninh phối hợp khai thác vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

13:39 | 12/01/2024

(Xây dựng) - Ngày 11/1, UBND thành phố Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định của Ủy ban Di sản thế giới tại Kỳ họp lần thứ 45 đối với nội dung hiện trạng bảo tồn vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Hải Phòng – Quảng Ninh phối hợp khai thác vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà
Toàn cảnh cuộc làm việc.

Di sản vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh là vinh dự lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phối hợp hiệu quả của 2 tỉnh, thành phố, giúp bảo vệ lâu dài, quản lý bền vững và toàn vẹn cho Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (Di sản).

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo hai địa phương đã thống nhất trong thời gian tới sẽ thành lập Tổ công tác liên tỉnh, thành phố Quảng Ninh – Hải Phòng để triển khai các công việc liên quan đến Di sản.

Hai địa phương sẽ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 45 COM 8B.3 của Ủy ban Di sản thế giới về công tác bảo tồn Di sản. Thống nhất tham mưu, đề xuất Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao các đơn vị chủ trì về các nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch quản lý Di sản, ban hành Quy chế bảo vệ và Quy hoạch bảo tồn Di sản.

Hải Phòng – Quảng Ninh phối hợp khai thác vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà
Ảnh minh họa.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, thời gian tới, cùng với tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục thực hiện tốt các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới. Dành sự ưu tiên để tăng cường các cơ chế, bảo vệ Di sản thế giới, các chương trình nghiên cứu khoa học làm rõ giá trị Di sản, tu sửa Vườn quốc gia Cát Bà, có giải pháp đồng bộ giải quyết triệt để tình trạng ách tắc giao thông tại Bến phà Gót, hoàn thiện kế hoạch quản lý Di sản, đánh giá sức tải du lịch, nâng cao năng lực quản lý và tăng cường mạng lưới các Khu Di sản Thế giới, đầu tư phát triển hạ tầng bền vững, phát triển quần đảo Cát Bà theo hướng “Cát Bà xanh”.

Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng cho biết, để kịp thời triển khai các nhiệm vụ giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, 2 tỉnh, thành phố cần tăng cường nhiệm vụ, giải pháp toàn diện cùng các cấp, các ngành triển khai các Khuyến nghị của Ủy ban Di sản thiên nhiên thế giới. Ủy ban Di sản thế giới đã phát hành Bằng chứng nhận Di sản thế giới vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà. Chào đón sự kiện quan trọng này, thành phố Hải Phòng dự kiến tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà vào dịp tháng 5/2024 nhân kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”.

Nhân sự kiện này, Hải Phòng sẽ tổ chức chiến dịch truyền thông bài bản nhằm quảng bá Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà tới bạn bè trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục kiện toàn Ban Quản lý Di sản thiên nhiên quần đảo Cát Bà trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hiện có như: Vườn quốc gia Cát Bà, Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyền quần đảo Cát Bà để thống nhất quản lý, phát huy giá trị của Di sản.

Vĩnh Bảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load