Thứ tư 05/02/2025 13:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Hải Phòng: Nỗ lực phát triển vật liệu không nung

16:01 | 03/04/2019

(Xây dựng) - Thực hiện chủ trương phát triển vật liệu không nung (VLKN) tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sản xuất gạch đất sét nung (GĐSN) bằng lò thủ công của Chính phủ và Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hải Phòng đã có nhiều văn bản tham mưu cho UBND TP Hải Phòng và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đến nay, tình hình triển khai chương trình phát triển VLKN vẫn còn nhiều bất cập.


Hải Phòng có hơn 90 cơ sở sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế hơn 462 triệu viên/năm.

Thực hiện chương trình phát triển VLKN theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng VLKN và hạn chế sản xuất, sử dụng GĐSN, Sở Xây dựng Hải Phòng đã tham mưu UBND thành phố ban hành: Quyết định 1888/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 phê duyệt chương trình xóa bỏ hoạt động sản xuất GĐSN bằng lò thủ công, lò đứng liên tục trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2018 về việc tăng cường sử dụng VLKN và hạn chế sản xuất, sử dụng đất sét nung trên địa bàn TP Hải Phòng thay thế cho Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 27/9/2012; Thường xuyên có các văn bản đôn đốc quận, huyện thực hiện.

UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cấp, ngành trong việc tuyên truyền chính sách phát triển VLKN của cấp Trung ương để các doanh nghiệp chế tạo, doanh nghiệp sản xuất, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế - thẩm tra - giám sát - kiểm định - thi công và mọi người dân khi đầu tư xây dựng công trình nhằm từng bước thay đổi thói quen sử dụng vật liệu từ đất sét nung đã tồn tại lâu đời. Từ đó, các tổ chức, cá nhân nắm bắt được thông tin sẽ có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật khi sản xuất, sử dụng VLKN.

Hải Phòng cũng thường xuyên chỉ đạo UBND các quận, huyện trong việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, không để phát sinh các cơ sở sản xuất GĐSN mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất GĐSN bằng lò tuynel.

Chỉ đạo cơ quan chức năng, các đơn vị sản xuất, các nhà thầu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa VLKN, tuân thủ kỹ thuật thi công xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật theo quy định.

Chỉ đạo các cấp, ngành, chủ đầu tư, nhà đầu tư trong việc giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, nhất là đối với các dự án đầu tư công phải sử dụng VLKN.

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 12/2017 trên địa bàn TP Hải Phòng có hơn 90 cơ sở sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế hơn 462 triệu viên/năm, trong đó một số cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế đạt 335 triệu viên/năm là Cty CP Cơ khí và VLXD Thanh Phúc tại quận Kiến An với 3 dây chuyền tổng công suất thiết kế đạt 150 triệu viên/năm; Nhà máy gạch Dưỡng Động với công suất thiết kế 15 triệu viên/năm, nhà máy gạch Tân Phú Xuân với công suất thiết kế 50 triệu viên/năm tại huyện Thủy Nguyên  và Cty CP Xây dựng Sao Đỏ Hoàng Trường tại quận Dương Kinh với công suất thiết kế 30 triệu viên/năm (sản xuất thử nghiệm)...; còn lại chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ tại các quận, huyện và các doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ với tổng công suất khoảng 127 triệu viên/ năm. Sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu và gạch bê tông, ba banh.

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng đến nay tình hình triển khai chương trình phát triển vật liệu xây không nung vẫn còn nhiều bất cập, vật liệu xây không nung chưa được sử dụng rộng rãi do nhiều nguyên nhân như: Thói quen dùng gạch nung của các chủ đầu tư và người tiêu dùng; giá thành sản phẩm gạch không nung còn cao so với GĐSN; đội ngũ công nhân còn hạn chế trong thi công VLKN; các đơn vị sản xuất vật liệu xây không nung chưa tiếp cận được các chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển VLKN của Nhà nước; các nhà đầu tư, nhà thầu thi công chưa quan tâm đến việc sử dụng vật liệu mới trong công trình xây dựng, kể cả công trình sử dụng vốn ngân sách.

Ông Vũ Hữu Thành - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết: Nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây không nung, giảm dần sản xuất và tiêu thụ GĐSN theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hải Phòng đã tham mưu cho thành phố ban hành nhiều văn bản và thường xuyên có các văn bản đôn đốc quận huyện thực hiện.

UBND TP Hải Phòng đã đề xuất Chính phủ cần bổ sung thêm các Dự án sản xuất VLKN khác vào các ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế nhập khẩu - xuất khẩu, nhất là đối với các đơn vị nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp đầu tư chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị sản xuất VLKN, sản xuất VLKN xanh.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn sử dụng, phân bổ quỹ chuyển giao công nghệ để hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất VLKN; Bộ Tài chính cần tăng mức thuế tài nguyên đối với đất sét làm vật liệu nung lên mức đối đa 15% để tăng khả năng cạnh tranh của VLKN và hạn chế việc sử dụng GĐSN.

Đại Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load