Thứ ba 05/11/2024 01:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hải Phòng: Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang

08:30 | 03/01/2021

(Xây dựng) - Ngày 02/01, tại quảng trường tượng đài Khu di tích Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang và chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang”. Nhân sự kiện ý nghĩa này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.

hai phong don nhan bang xep hang di tich lich su quoc gia khu di tich bach dang giang
Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang.

Tới dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các nhà khoa học, khảo cổ học tiêu biểu trong nước.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Văn Thành - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố khẳng định: Hải Phòng là vùng đất cửa biển miền Đông Bắc Tổ quốc, luôn giữ vị trí chiến lược trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các triều đại phong kiến nước ta đều xác định vùng đất này chính là “yết hầu của kinh thành”. Dòng sông Bạch Đằng chảy giữa huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng và thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh. Thời phong kiến, từ cửa biển Nam Triệu vào sông Bạch Đằng, tàu thuyền sẽ ngược Lục đầu giang và thẳng đến kinh thành. Hai bên bờ sông Bạch Đằng là hệ thống các nhánh sông ngòi dày đặc, núi non hiểm trở, có nhiều hang động và thung lũng, đặc biệt thuận lợi cho việc bố trí trận địa phòng thủ quốc gia. Trên sông Bạch Đằng, vào thế kỷ 10 và thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược của dân tộc ta, chống quân xâm lược phương Bắc.

Với sức mạnh dân tộc và chính nghĩa, các trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng giành chiến thắng là những dấu mốc đặc biệt trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, mở ra thời kỳ hòa bình lâu dài và phát triển mới của đất nước. Các chiến thắng Bạch Đằng khẳng định thiên tài quân sự của các vị anh hùng dân tộc, thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, huy động sức mạnh lòng dân của cha ông ta.

hai phong don nhan bang xep hang di tich lich su quoc gia khu di tich bach dang giang
Đồng chí Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu.

Dòng sông Bạch Đằng luôn trong tâm thức của người dân thành phố Hải Phòng. Niềm tự hào về dòng sông Bạch Đằng cùng những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc góp phần hun đúc bản sắc, phẩm chất của các thế hệ người dân Hải Phòng. Đó là tinh thần trung kiên, ý chí kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Phẩm chất đó được phát huy trong suốt dòng chảy lịch sử từ hàng nghìn năm cho tới ngày nay, trở thành nguồn lực, sức mạnh nội sinh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Nguồn sức mạnh đó cùng với những thành tựu sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới củng cố vững chắc niềm tin về tương lai phát triển rực rỡ của thành phố và đất nước, như mục tiêu Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đề ra.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Với tấm lòng thành kính và tri ân công đức của các bậc tiên liệt, nhân dân thành phố đã tận tâm, tận lực xây dựng khu di tích tại vùng đất Tràng Kênh, trung tâm của chiến trường năm xưa. Trải qua gần 20 năm đầu tư, xây dựng, bằng nguồn vốn xã hội hóa, đóng góp của nhân dân thành phố và cả nước, Khu di tích Bạch Đằng Giang hoàn thành với quy mô như ngày nay.

hai phong don nhan bang xep hang di tich lich su quoc gia khu di tich bach dang giang
hai phong don nhan bang xep hang di tich lich su quoc gia khu di tich bach dang giang
Hoạt cảnh và bắn pháo hoa tại buổi lễ.

Việc đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang là vinh dự lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố trong việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử khu di tích, tri ân các bậc tiên liệt, các anh hùng dân tộc đã hy sinh trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Do đó, UBND thành phố Hải Phòng khẩn trương kiện toàn tổ chức Ban Quản lý khu di tích, ban hành các quy định, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo đúng quy hoạch phê duyệt và các quy định của Luật Di sản và hệ thống pháp luật liên quan. UBND thành phố chỉ đạo Ban Quản lý khu di tích duy trì mô hình miễn vé tham quan và trông xe cho du khách, không thu phí, không có các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bảo đảm để Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, là một trong những trung tâm quan trọng giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao niềm tự hào dân tộc, hun đúc khát vọng xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, hùng cường và thịnh vượng.

Tiếp theo chương trình, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lê Thị Thu Hiền công bố Quyết định số 3229/QĐ-BVHTTDL ngày 4/11/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng Di tích cấp lịch sử quốc gia đối với Khu di tích Bạch Đằng Giang. Đại diện lãnh đạo thành phố, đồng chí Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố đón nhận Quyết định do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trao.

Kết thúc buổi lễ là Chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang”. Chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi được chuẩn bị công phu, hoành tráng với sự tham gia của hơn 500 nghệ sỹ, diễn viên đến từ Nhà hát Tuồng Việt Nam, Đoàn Văn công Hải quân, Học viện Múa Việt Nam và các chiến sỹ Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, Trung đoàn 50 (Bộ Chỉ huy quân sự thành phố). Chương trình cũng có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng…

Chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang” gồm 3 phần, mỗi phần là hoạt cảnh nhằm tái hiện 3 chiến thắng lẫy lừng trên dòng sông Bạch Đằng, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc. Phần 1 là hoạt cảnh tái hiện chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Phần 2 tái hiện chiến thắng Bạch Đằng năm 981 của Hoàng đế Lê Hoàn, là chiến công của sự kết hợp mưu trí và sức mạnh đoàn kết, tiêu diệt quân Tống xâm lược. Phần 3 tái hiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt, chôn vùi mộng bá chủ toàn cầu của đế quốc Nguyên Mông thế kỷ thứ 13.

hai phong don nhan bang xep hang di tich lich su quoc gia khu di tich bach dang giang
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng rất công phu, hoành tráng. Màn múa tái hiện 3 trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng, hoạt cảnh sử dụng nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng mang không khí phấn khởi, rộn ràng, thể hiện thành phố Cảng “Trung dũng – Quyết thắng”, thành phố Hoa Phượng Đỏ đang trên đà phát triển và hội nhập. Trong tâm thức và ký ức các thế hệ người dân Hải Phòng luôn ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại, oanh liệt của ông cha ta trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Bạch Đằng Giang trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng dân tộc, nơi hội tụ trí tuệ, lòng yêu nước và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Kết thúc chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang” là màn bắn pháo hoa nghệ thuật tưng bừng, ấn tượng.

Hải Nguyên – Đăng Hùng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load