Thứ bảy 20/04/2024 04:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh: Đề xuất quy hoạch cảng hàng không có quy mô đến 450ha

11:02 | 15/09/2020

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo tư vấn, lập bổ sung Cảng hàng không Hà Tĩnh vào quy hoạch mạng lưới cảng hàng không toàn quốc.

ha tinh de xuat quy hoach cang hang khong co quy mo den 450ha
Biển Thiên Cầm (Ảnh: NL).

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất quy hoạch Cảng hàng không Hà Tĩnh có diện tích từ 300ha đến 450ha tại các xã Thạch Văn huyện Thạch Hà; Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Đây là sân bay dân dụng quốc tế cấp 4C có 2 đường băng với chiều dài lớn hơn 1.800m. Các đường bay dự kiến khai thác tại sân bay này là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Phú Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc. Sân bay có năng lực khai thác đến năm 2030 đạt 500.000 hành khách/năm, đến năm 2050 đạt 2 triệu hành khách/năm.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2012 thì sân bay Hà Tĩnh được xác định vị trí quy hoạch tại xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, với quy mô và dự kiến thời gian thực hiện là giai đoạn sau 2020 cần thiết xây dựng một sân bay phục vụ chuyên cơ và dành diện tích để mở rộng về sau, khi nhu cầu đủ lớn.

Việc có được một sân bay cho các chuyên cơ sẽ phù hợp trong tương lai gần, một sân bay với đường băng dài 1,2km -1,8km sẽ cho phép chuyên cơ có sức chứa đến 100 hành khách từ Hà Nội và Đà Nẵng cất hạ cánh.

Còn tại quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Hà Tĩnh đến năm 2020, được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận vào năm 2010 và UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt xác định, vị trí quy hoạch cảng hàng không tại xã Thạch Hội, xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, với diện tích 350ha đến 450ha; quy mô và dự kiến thời gian thực hiện là lưu lượng dự kiến khoảng 100.000 hành khách/năm vào năm 2020 như sân bay Phú Bài hiện tại.

Các chuyến bay có thể khai thác là: Hà Tĩnh – Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh - Buôn Mê Thuột, Hà Tĩnh - Đà Lạt, Hà Tĩnh - Điện Biên Phủ, Hà Tĩnh - Cát Bi (Hải Phòng).

Bên cạnh đó, quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, hiện nay quy hoạch đang lấy ý kiến của các Bộ, ban, ngành Trung ương để hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó tư vấn BCG (đơn vị lập quy hoạch) đánh giá với đà phát triển kinh tế của tỉnh cùng với định hướng ưu tiên phát triển du lịch, đặc biệt với sự phát triển nhanh của Khu kinh tế Vũng Áng thì số lượng khách du lịch, số lượng chuyên gia, lao động trong nước và nước ngoài làm việc tại tỉnh càng lớn nên có thể thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng phương tiện hàng không, dự báo Hà Tĩnh có tiềm năng tiếp nhận khoảng 3,8 triệu lượt nhu cầu bay một năm vào năm 2030 và tiếp tục đề xuất hoạch sân bay Hà Tĩnh tại các xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên).

Do vậy, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, theo các quy hoạch nêu trên thì tỉnh Hà Tĩnh được nghiên cứu, triển khai xây dựng sân bay từ năm 2020, vị trí tại xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên.

Về vị trí quy hoạch sân bay Hà Tĩnh tại các xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên) theo các quy hoạch nêu trên đã được tỉnh dành quỹ đất từ hơn 20 năm nay, đây là vị trí có dân cư thưa thớt, diện tích đất rộng lớn, nằm gần biển, đất cát dễ thoát nước, địa chất vững chắc, bằng phẳng, ít sương mù, cách xa đồi núi, ít có gió xoáy.

Đồng thời vị trí này tương đối gần trung tâm hành chính tỉnh Hà Tĩnh, gần các tuyến giao thông quan trọng: Quốc lộ 1, đường cao tốc và nằm ngay cạnh tuyến đường ven biển đã đầu tư cơ bản hoàn thành, kết nối thuận lợi với Khu kinh tế Vũng Áng, Thạch Khê, Xuân Hội, Cửa Lò và Khu kinh tế Hòn La, Quảng Bình.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết là hiện đã có một số nhà đầu tư đang quan tâm đến xây dựng sân bay Hà Tĩnh, nhưng do chưa có quy hoạch cảng hàng không nên chưa thể thực hiện được.

Uyên Uyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load