Thứ ba 05/11/2024 09:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội: Khai hội Chùa Hương năm 2023

17:05 | 27/01/2023

(Xây dựng) - Sáng 27/1, (mùng 6 Tết), tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội), hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về khai hội.

Hà Nội: Khai hội Chùa Hương năm 2023
Ông Đặng Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2023 phát biểu khai mạc.

Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ trì chùa Hương - đã đánh trống khai hội và dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an.

Hà Nội: Khai hội Chùa Hương năm 2023
Khai hội chùa Hương nhằm ngày mùng 6 tháng Giêng.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Đặng Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2023 cho biết, với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện", mùa lễ hội năm nay dự kiến có số lượng du khách về trẩy hội rất đông.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, điểm đổi mới năm nay là hình thức bán vé tham quan, xuồng đò từ truyền thống sang mô hình bán vé điện tử.

"Chúng tôi in vé hóa đơn điện tử và lắp đặt hoàn thiện mới hệ thống kiểm soát vé qua QR Code với 10 lối kiểm soát vé. Dịch vụ xe điện được thí điểm phục vụ đưa đón du khách theo 3 tuyến: Từ bến xe Hội Xá đến bến đò Yến Vĩ, từ bến xe Đục Khê đến bến trượt đồng cừ (đối diện đền Trình) và từ bến xe đường số 1 đến bến đò chùa Tuyết Sơn", ông Hiển cho hay.

Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, bị hủy hoại trong chiến tranh năm 1947, sau đó được phục dựng lại từ năm 1989 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.

Hà Nội: Khai hội Chùa Hương năm 2023
Đông đảo du khách và phật tử về khai hội.

Lễ hội chùa Hương thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hội, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Đỉnh cao của lễ hội là từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 2 âm lịch.

Do lễ khai hội chùa Hương 2023 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, cho nên số lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày trước khi khai hội. Tuy nhiên, do lượng người đông nên nhiều người không chờ đợi được vẫn phải mua lại vé cáp treo từ "cò" với giá 250.000 đồng/người.

Tại khu vực trạm soát vé và khu vực trung tâm Thiên Trù, Ban tổ chức bố trí 7 điểm quét mã QR code để giúp du khách dễ dàng truy cập, tìm hiểu thông tin về di tích quốc gia đặc biệt quần thể thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương). Ôtô của du khách về tham quan, lễ Phật được Ban tổ chức hướng dẫn, phân luồng đến các bến, bãi xe và từ các điểm này du khách mua vé tham quan, lựa chọn phương án đi xe điện hoặc bộ hành đến các bến đò để lên thuyền đi vào tham quan lễ Phật.

Hải Yến – Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load