(Xây dựng) - “40 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975 - 2015) là một chặng đường đủ để Hà Nội xây dựng, phát triển trên mọi lĩnh vực, xứng đáng là trái tim của cả nước. Trong 40 năm qua, Thủ đô Hà Nội không ngừng phát triển, đặc biệt ngành giao thông và xây dựng, nay đã có hàng nghìn công trình lớn nhỏ, từ đô thị hoá nông thôn đến thành phố về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trụ sở làm việc, nhà ở biệt thự và các công trình công cộng... Hàng chục cây cầu vượt qua đường, qua sông và nhiều công trình cao tầng, các khu đô thị mới mọc lên san sát, đồng bộ theo hướng quy hoạch mới đã góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng to đẹp, hiện đại hơn.”
![]() Ông Trần Hữu Vĩnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt |
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Vĩnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt, dưới góc nhìn của người xây dựng Thủ đô cho biết: Những nước phát triển trên thế giới thường đặt mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị là quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước. Việt Nam cũng vậy, Thủ đô Hà Nội đã có hướng quy hoạch phát triển đến năm 2050. Do vậy, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và chiến lược xây dựng nhà ở, các khu đô thị mới là cần thiết để xây dựng Thủ đô.
Nhằm mục tiêu góp phần vào sự phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội, tuy nhiên dự án Khu đô thị mới Phú Lương - Hà Đông gặp không ít khó khăn trong triển khai xây dựng. Dự án được hình thành từ năm 2008, lúc đó tỉnh Hà Tây chưa hợp nhất với Thủ đô Hà Nội, đất dự án phần lớn là vùng đất chiêm chũng, có nhiều ao nước sâu và các đường cao thế và đường dây thông tin, tín hiệu chạy qua dự án, đường dây điện 110KV chạy qua, buộc chủ đầu tư phải di dời mới được triển khai dự án. Công tác giải phóng mặt bằng, đền bù cho các hộ dân cũng gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo Công ty đã nhiều lần kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách của Nhà nước đến từng hộ dân, để họ hiểu và nhận tiền đền bù giao đất cho chủ đầu tư. Đồng thời khi đó, tỉnh Hà Tây chuẩn bị sáp nhập với Thủ đô Hà Nội nên một số thủ tục cấp phép cũng bị chậm lại. Đặc biệt, sau khi sáp nhập với Thủ đô Hà Nội vào tháng 10/2009, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 9643/UBND - KH&ĐT quyết định rà soát lại các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, để đảm bảo chất lượng công trình và cảnh quan của Thủ đô, do vậy việc điều chỉnh dự án dẫn đến làm chậm tiến độ thi công. Kể từ khi nộp hồ sơ xin phép các ban ngành để ra quyết định cho phép thi công dự án lâu hơn nhiều so với các dự án khác, trong khi trung bình các dự án khác lập hồ sơ xin phép từ 3 - 4 năm, đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến vốn đầu tư phát triển của Công ty.
Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Phú Lương, tỉ lệ 1/500.
Tuy gặp không ít khó khăn trong công tác triển khai thi công, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt hiện đang chuẩn bị tập trung thi công san lấp nền móng làm 2 tuyến đường rộng 30 m, dài 600 m và tuyến đường dài 1,4 km nối với đường vành đai 3,5 Lê Trọng Tấn và đường 21 B đi chùa Hương. Dự án gần Công viên cây xanh Hà Đông rộng khoảng 100ha. Các đường giao thông nội bộ trong dự án đã và đang được triển khai cùng với tiến độ thi công để dự án sớm đi vào hoat động.
Đường nội bộ rộng 12m hiện đang tích cực triển khai thi công. (Ảnh: Trần Đà Giang)
Đường nội bộ Dự án Phú Lương, giáp Khu đô thị Văn Phú.
Một hạng mục của Khu đô thị mới Phú Lương. (Ảnh: Trần Đà Giang)
Hà Nội ngày nay đã có hàng chục khu đô thị mới, trong đó có nhiều Dự án mở rộng về khu vực Hà Đông. Các dự án đáp ứng nhu cầu của đất nước đang ngày một phát triển, đồng thời góp phần không nhỏ cho vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội, trong đó có Khu đô thị mới Phú Lương - Hà Đông. Dự án sẽ hoàn thành trong nay mai, góp phần cho sự phát triển của quận Hà Đông nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung ngày một to đẹp, hiện đại hơn, xứng tầm với vị thế Thủ đô của cả nước, vươn ra tầm khu vực và thế giới.
Phạm Đức Minh
Theo