Thứ tư 05/02/2025 20:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Giải pháp thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng

23:29 | 16/03/2023

(Xây dựng) – Là nội dung chính được thảo luận tại Hội thảo Vật liệu xây dựng (VLXD) phát thải thấp và công trình nhà ở Carbon thấp do Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam phối với với Ban tổ chức triển lãm Vietbuild và Dự án PEEB (Chương trình hiệu quả năng lượng trong công trình của GIZ) tổ chức ngày 16/3/2023, tại Hà Nội.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng
Các chuyên gia, các nhà quản lý tham gia Tọa đàm VLXD phát thải thấp và công trình nhà ở Cacbon thấp.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2023, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và liên tục sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và nhà ở đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững

Tham luận tại hội thảo, TS. Thái Duy Sâm – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho biết: Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021) đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27 m2 sàn/người; đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30 m2 sàn/người.

Quan điểm phát triển nhà ở phải bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải thấp theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Do đó, sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng cho xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu như trên.

Theo TS. Thái Duy Sâm, hiện nay, việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng cho xây dựng nhà ở tại Việt Nam có một số thuận lợi cơ bản khi đây đang là xu hướng chung của toàn thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm phát thải và sử dụng năng lượng hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng cho xây dựng nói chung và xây dựng nhà ở nói riêng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành VLXD đã và đang tích cực thực hiện chủ trương phát triển VLXD xanh; công nghệ sản xuất và nguồn nguyên liệu cho sản xuất VLXD xanh đã có sẵn trong nước.

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng cho xây dựng nhà ở tại Việt Nam cũng gặp không ít thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất và bao trùm lên tất cả là việc sử dụng các sản phẩm VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp VLXD; việc thực hiện các cơ chế chính sách đã được ban hành vẫn còn những bất cập; nhận thức của các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế, của người sử dụng về VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng chưa đầy đủ, nên thói quen sử dụng các VLXD truyền thống khó thay đổi; VLXD xanh thường là sản phẩm mới, cao cấp nên giá còn cao hơn so với VLXD thông thường…

Qua đó, TS. Thái Duy Sâm đề xuất tiếp tục ban hành đầy đủ và rà soát sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng, đặc biệt trong xây dựng nhà ở xã hội.

Đồng thời phải có các chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm việc thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách đã ban hành; đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về VLXD xanh, công trình xanh…

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng VLXD xanh.

Đặc biệt đối với công trình nhà ở xã hội, cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể; các doanh nghiệp sản xuất VLXD tiếp tục tìm mọi giải pháp để ổn định và nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm VLXD xanh.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng
Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận từ các chuyên gia về Tổng quan về chính sách nhà nước về phát triển nhà ở xã hội và cho vay ưu đãi cho người thu nhập thấp; Ứng dụng bê tông siêu tính năng UHPC góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp; Kiến trúc và vật liệu cho nhà ở xã hội hiệu quả năng lượng; Sơn sinh thái graphenstone cho thế hệ xanh không plastic, không VOC, không formandehyde; Nhà ở công nhân và nhà ở xã hội giảm nhiệt bên trong và bên ngoài công trình.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng diễn ra Tọa đàm VLXD phát thải thấp và công trình nhà ở Carbon thấp. Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý đã trao đổi, chia sẻ và làm rõ hơn các nội dung về chính sách, định hướng của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành các chính sách liên quan đến phát triển VLXD, trong đó có VLXD xanh, tiết kiệm năng lượng, phát triển công trình xanh, góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP16 về giảm phải thải ròng bằng 0 vào năm 2050…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load