Thứ tư 05/02/2025 19:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Giá thép thanh vằn trong nước đồng loạt tăng

19:21 | 02/04/2023

Từ ngày 21/3 đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã điều chỉnh tăng giá sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300, hiện có giá khoảng 15,9-16 triệu đồng/tấn.

Trong thông báo mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Sau điều chỉnh, giá thép ở hai miền lần lượt là 15,99 triệu đồng/tấn và 16,03 triệu đồng/tấn.

Còn tại miền Trung, Hòa Phát tăng 160.000 đồng/tấn với mặt hàng thép thành vằn này lên 15,89 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng tăng thêm 150.000 đồng/tấn với thanh vằn D10 CB300 lên 15,96 triệu đồng/tấn, còn thép cuộn CB240 giữ ở mức 15,91 triệu/tấn; Thép Việt Đức cũng điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn lên 15,96 triệu/tấn thép thanh vằn.

Với mức tăng 150.000 đồng/tấn, giá thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu Kyoei đang được bán ra thị trường ở mức 15,99 triệu đồng/tấn.

Riêng thương hiệu Thép Thái Nguyên điều chỉnh tăng lần lượt 100.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép D10 CB300. Sau điều chỉnh, hai mặt hàng này hiện tại có giá lần lượt ở 15,86 triệu/tấn và 15,96 triệu/tấn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp như Thép miền Nam, Thép Tqis, Thép Pomina, Vina Kyoei... chưa có động thái điều chỉnh tăng giá.

Giá thép thanh vằn trong nước đồng loạt tăng

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá thép vằn thanh D10 CB300 đã có 5 đợt điều chỉnh tăng, tùy thương hiệu. Hiện mặt bằng giá thép đã phục hồi về giai đoạn tháng 7-8 năm ngoái. Mức giá này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng/tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.

Các doanh nghiệp đều cho rằng giá thép tăng chủ yếu do nguyên liệu đầu vào khan hiếm khi nhiều nhà máy đã dừng sản xuất phôi ở một số lò từ năm trước. Ngoài ra, các nhà máy phải trả đơn hàng đã ký từ trong năm, làm giá thép tăng cục bộ do nguồn cung ít.

Trong bối cảnh thị trường chưa có nhiều thay đổi, triển vọng ngành thép trong năm 2023 được dự báo tiếp tục khó khăn, đặc biệt trong nửa đầu năm.

Các chuyên gia của Công ty chứng khoán VNDirect đánh giá các nhà sản xuất thép trong nước đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng và dư thừa nguồn cung từ cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, triển vọng trong năm 2023 của ngành này cũng bị đè nặng bởi sự ảm đạm của thị trường bất động sản dân cư.

Trong khi đó, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 mới đây, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, khẳng định giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, triển vọng về dài hạn của ngành là tích cực.

Tuy nhiên, vị tỷ phú thép nhấn mạnh tốc độ hồi phục của ngành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cầu thị trường. Hiện tại, cầu thị trường vẫn quá thấp, không chỉ ngành thép mà còn nhiều ngành khác.

Theo Liên Phạm/Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load