Thứ tư 05/02/2025 13:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Giá cát tăng đột biến ở Quảng Ngãi

18:06 | 08/04/2023

Chưa đầy một tháng qua, giá cát ở Quảng Ngãi đã tăng từ 200.000 lên hơn 350.000 đồng/m3 khiến các nhà thầu lẫn người dân đối mặt với nhiều khó khăn.

Suốt một tháng qua, nhiều địa phương ở Quảng Ngãi xảy ra tình trạng cát xây dựng khan hiếm. Giá cát tăng đột biến gây khó khăn cho các dự án đang triển khai thi công cũng như đời sống của người dân.

Tài xế xe tải Đình Chương (ngụ huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), cho hay trong vòng một tháng, giá cát mua tại mỏ ở xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức đã tăng từ 150.000 lên 250.000 đồng/m3.

Doanh nghiệp chậm làm thủ tục khai thác mỏ cát

"Tùy theo quãng đường vận chuyển, mỗi mét khối cát đến với công trường dự án hoặc đến nhà dân tăng lên đến 350.000 đến 400.000/m3 cát", anh Chương nói.

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, từ cuối năm 2022 đến quý I/2023, địa phương tổ chức đấu giá thành công 12 mỏ cát với trữ lượng dự báo khoảng hơn 4 triệu m3. Tuy nhiên đến nay, chưa có mỏ nào được cấp phép khai thác. Nguyên nhân là các đơn vị trúng đấu giá quyền khai thác các mỏ cát chậm làm thủ tục khai thác, dẫn đến mất cân đối cung - cầu. Hiện chỉ một mỏ cát ở xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức đang khai thác với công suất 59.000 m3/năm.

Giá cát tăng đột biến ở Quảng Ngãi
Mỏ cát ở xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi. Ảnh: Minh Hoàng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định không có tình trạng găm hàng để tạo ra tình trạng khan hiếm và tăng giá cát. Cát khan hiếm là do các doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ đã chậm làm thủ tục để khai thác, dẫn đến mất cân đối cung - cầu.

"Để xảy ra tình trạng sốt cát xây dựng như thời gian qua là quá vô lý. Thực tế là doanh nghiệp sau khi trúng đấu giá khai thác rất chậm trễ trong làm thủ tục để được cấp phép. Sở Tài nguyên và Môi trường phải chấn chỉnh tình trạng này. Riêng các mỏ đã đấu giá thành công, nếu trong ba tháng nữa chủ mỏ vẫn chưa hoàn tất các thủ tục thì sẽ hủy kết quả đấu giá”, ông Minh nói.

Tìm giải pháp 'giải nhiệt' khan hiếm cát

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Trung, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, cho biết thêm tổng trữ lượng cát tại các mỏ đã được tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đấu giá thành công vượt rất xa so với nhu cầu dự báo của thị trường trong năm 2023 và năm tiếp theo.

Trong số các mỏ đấu giá vào cuối năm 2022, mỏ Vạn Xuân 2 (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành) sẽ được cấp phép khai thác vào tháng 4. Đến tháng 5 tới, Sở tiếp tục có 3 mỏ khác ở huyện Ba Tơ và Sơn Hà đưa vào khai thác nhằm "giải nhiệt" tình trạng khan hiếm cát.

Giá cát tăng đột biến ở Quảng Ngãi
Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ngãi trúng đấu giá mỏ cát nhưng chậm làm thủ tục, đưa vào khai thác. Ảnh: Minh Hoàng.

Trong 2 tháng tới, thị trường sẽ được bổ sung thêm khoảng 200.000 m3 cát, cộng với các mỏ đang vận hành với tổng trữ lượng khoảng 230.000 m3 nữa mới cơ bản giải quyết được tình trạng khan hiếm cát xây dựng.

Để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã khoanh định một số vị trí với trữ lượng trên 600.000 m3 để tham mưu UBND tỉnh cấp chỉ định cho nhà thầu thi công nếu cần, theo đúng Luật Khoáng sản.

Theo Minh Hoàng/Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load