Ăn theo trực giác - ăn khi đói và dừng lại khi no - là quá đơn giản? Về lý thuyết, đúng vậy, nhưng sự cám dỗ luôn có mặt ở khắp nơi, nhất là dịp lễ tết. Nếu chỉ thỉnh thoảng nuông chiều mình thì không vấn đề gì, nhưng làm điều đó quá thường xuyên thì sao?
Ăn quá nhiều thường liên quan đến đồ ăn vặt, nhưng những thực phẩm được coi là tốt cũng có thể bị lạm dụng. Ăn quá nhiều được định nghĩa đơn giản là tình huống bạn đưa vào cơ thể lượng thực phẩm vượt quá a) như cầu của cơ thể và b)lượng mà cơ thể có thể xử lý luôn một lúc.
Ăn quá nhiều là chủ quan đối với cơ thể, và phụ thuộc vào một vài chi tiết chính
Cấu trúc cơ thể, tuổi, chiều cao, mức độ vận động trong ngày, giấc ngủ, tình trạng bệnh lý và thậm chí cả mục tiêu sức khỏe nên được xem xét khi đánh giá lượng bao nhiều là quá nhiều. Mỗi người có thể đo lường mức độ “quá nhiều” của mình bằng cách kết hợp nhật ký ăn uống, kiểm soát phần ăn và đo lường với ăn uống có ý thức và theo trực giác. Sử dụng các chiến thuật này để học cách phân biệt giữa no hoặc thỏa mãn với đói sẽ giúp củng cố khi ăn quá nhiều."
Bạn sẽ biết mình đã ăn quá nhiều bởi một vài dấu hiệu mà cơ thể cung cấp ngay sau miếng cuối cùng
Giả sử bạn bất ngờ thấy người nóng bừng khi đang ăn trong khi đồ ăn không cay, thì kiểu “sức nóng” không liên quan này có thể là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đã ăn quá nhiều vì thân nhiệt tăng lên khi tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu bạn cần nghỉ giải lao để kết thúc bữa ăn, hoặc nới lỏng quần để đối phó với đầy hơi hoặc khó chịu, rất có thể bạn đã ăn quá nhiều. Nhưng tín hiệu đói - hoặc, trong trường hợp này, tín hiệu no - không thuần túy là thể xác.
Nếu ý nghĩ phải ăn hết những thứ trên đĩa hoặc đã có trong miệng là không thể chịu đựng được, thì có nghĩa là bạn đã hoàn toàn thỏa mãn cơn đói và đã no.
Ăn quá nhiều khiến cơ thể làm việc quá sức
Có câu “mắt to hơn bụng”. Đôi khi cơn thèm ăn đã chiến thắng mọi nỗ lực của bạn và hai bánh quy biến thành nhiều hơn nữa. Ăn quá nhiều xảy ra, và mặc dù có thể cảm thấy thỏa mãn ngay lúc đó, song việc ăn quá nhiều có thể gây ra những tổn thương thực sự bên trong cơ thể.
Ví dụ, ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng vọt vì cơ thể bắt đầu bù đắp quá mức và sản sinh nhiều insulin hơn bình thường để giữ đường huyết ở mức bình thường. Kết quả là, bạn có thể bị đau đầu, khát nước, mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Cũng có khả năng cơ thể sẽ tích trữ đường và calo dư thừa, dẫn đến tăng cân.
Đối với dạ dày, khi ăn quá nhiều, cơ quan tiêu hóa bị “sưng lên” theo nghĩa đen, gây đầy hơi, khó chịu, thậm chí buồn nôn và trong một số trường hợp, trào ngược axit. Ngoài ra, khi thức ăn mất nhiều thời gian để tiêu hóa, giấc ngủ cũng như chức năng não cũng có thể bị “biến dạng”.
Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng ăn quá nhiều, hoặc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường trong thời gian dài, có thể làm suy giảm chức năng nhận thức. Một vài phát hiện bao gồm giảm trí nhớ, giảm khả năng phán đoán và tăng chất trắng trong não (thường liên quan đến người già).
Vậy làm thế nào để xoa dịu cái bụng no căng?
Điều đầu tiên, nếu bạn ăn quá nhiều, hãy nhớ nhẹ nhàng với chính mình không chỉ về thể xác, mà cả về tinh thần nữa. Hãy tiến tới và, nếu muốn, kết hợp thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng vào bữa ăn tiếp theo.
Khi đã thừa nhận thực tế rằng mình đã ăn quá nhiều và cơ thể có thể phải trả giá, yêu cầu đầu tiên của bạn là nên uống sáu đến tám ly nước mỗi ngày để giữ nước, giúp cơ thể tiêu hóa, và cũng để giúp giải độc cơ thể khỏi lượng muối quá mức.
Chừng nào hoạt động thể chất còn diễn ra, tập thể dục có thể giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể loại bỏ lượng calo thừa. Tuy nhiên, tập nặng có lẽ không phải là ý tưởng tốt nhất ngay sau khi xong bữa. Thay vào đó, đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và hỗ trợ tiêu hóa.
Theo Cẩm Tú (Insider)/Dantri.com.vn