Thứ tư 15/01/2025 15:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Di tích lịch sử Đền Chín Gian, tỉnh Nghệ An được xếp hạng di tích quốc gia

16:35 | 15/04/2023

(Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định số 963/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích lịch sử Đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Di tích lịch sử Đền Chín Gian, tỉnh Nghệ An được xếp hạng di tích quốc gia
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Được biết, Đền Chín Gian được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV tại Pú Chỏ Nhàng gọi là Tến Pỏm (Đền trên núi) thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Cuối thế kỷ XVIII, Đền được chuyển đến Pú Cắm (Núi Vàng) thuộc bản Kim Khê, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Tại đây, Đền được làm bằng nhà sàn Chín Gian lợp nứa và thờ Trời (thờ Pọ Phà), thờ con gái trời (thờ Náng Xỉ Đà) và thờ người có công xây Bản, lập Mường (thờ Tạo Ló Ỳ, Cắm Lự, Cắm Lạn). Năm 2004, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Quế Phong khoá XVIII và theo nguyện vọng của đồng bào các dân tộc huyện nhà, được sự giúp đỡ của Sở Văn hoá và Thông tin tỉnh Nghệ An (nay là Sở Văn hóa và Thể thao), Đền được tôn tạo, phục hồi với 1 tòa thiết kế kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái, gồm 9 gian, mỗi gian tượng trưng cho một mường. Đền có kích thước dài 16,5m rộng 8,4m, đây là công trình kết hợp hài hòa các nét kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, có hai cầu thang lên xuống, mỗi cầu thang gồm có 9 bậc. Trong Đền, các vật tế được sắp đặt tuân theo phong tục tập quán và có quy định chặt chẽ. Việc bài trí nội thất tuỳ theo các gian, gian chính để thờ Trời (thờ Pọ Phà), thờ con gái trời (thờ Náng Xỉ Đà) và thờ người có công xây Bản, lập Mường (thờ Tạo Ló Ỳ), 8 gian còn lại giống nhau, mỗi gian để 1 hương án, 1 cái ô bằng vải thổ cẩm và 1 ống nước.

Bên cạnh đền Chín Gian là Nhà thờ Phật và Bác Hồ, nhà được thiết kế 2 gian (gian thứ nhất thờ Phật và gian bên thờ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh). Việc xây dựng nhà thờ Phật và Bác Hồ chứa đựng sâu nặng tấm lòng mộ đạo của tăng ni phật tử, đồng thời chứa đựng truyền thống tốt đẹp và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân huyện Quế Phong đối với Bác Hồ kính yêu.

Nét đặc sắc của di tích đền Chín Gian chính là giá trị lịch sử - văn hóa gắn với tín ngưỡng dân gian, thờ mẫu (Đức mẹ Xỉ Đà), thờ người có công xây Bản lập Mường. Du khách được thả hồn vào đời sống tâm linh, cầu mong cho sự bình an, sức khỏe, công danh, hạnh phúc, thịnh vượng…

Hàng năm, vào các ngày từ 14 đến 16 tháng Hai (Âm lịch), diễn ra Lễ hội đền Chín Gian là một lễ hội du lịch, tâm linh lớn nhất vùng, thu hút hàng vạn khách thập phương. Về với Lễ hội đền Chín Gian, du khách không những được thưởng thức các phần lễ trang nghiêm, mang đậm đà bản sắc dân tộc Thái của vùng đất miền Tây xứ Nghệ mà còn được hòa vào không khí tưng bừng lễ hội với những trò chơi dân gian, những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao đậm đà bản sắc dân tộc như: kéo co, bắn Nỏ, ném Còn, chọi Gụ, đi Cà kheo, thi Khắc luống, Cồng Chiêng, thi hát đối đáp giao duyên...

Từ một lễ hội chỉ thu hút được người dân xung quanh vùng, nay lễ hội đã được người dân khắp mọi miền đất nước quan tâm và hành hương trong những ngày đầu xuân năm mới. Lễ hội đền Chín Gian thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Quế Phong nói riêng và du khách thập phương nói chung. Về đây, du khách được trải nghiệm du lịch cộng đồng tại bản Cọ Muồng, xã Châu Kim, bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch. Du lịch sinh thái tại quần thể Thác Bảy Tầng, rừng cây Samu… để hiểu thêm tình đất, tình người và lịch sử hình thành vùng đất Phủ Quỳ Châu cũ, để cùng nhau suy ngẫm và nhắc nhau hãy gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load