Thứ tư 08/05/2024 10:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đêm đông

19:22 | 28/01/2021

(Xây dựng) - Hà Nội về đêm vẫn luôn đông vui tấp nập. Những ánh đèn lấp lánh sáng bừng lên từ các nhà hàng sang trọng, khu chung cư cao tầng. Những ai đã từng biết đến Hà Nội thường nói rằng; Hà Nội là một thành phố không ngủ. Nhưng sau cái nghĩa đen ấy mới đúng là Hà Nội không ngủ của những người vô gia cư đang oằn mình chống chọi với tiết trời đông lạnh buốt.

dem dong
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Đi qua các con phố Tràng Thi, Hàng Đậu, Đồng Xuân... ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người lao động nghèo khó, người vô gia cư họ đang vội vã tìm kiếm nơi dừng chân sau một ngày vất vả. Đó là các ngóc ngách phố, đó là vỉa hè, gầm cầu hay ghế đá công viên, trên nền gạch lạnh ngắt. Mùa đông đến, thêm cái mưa phùn đúng điệu của tiết trời những ngày cuối năm khiến cho cái lạnh càng thêm tê tái. Tôi bước tới bên cạnh cụ già chừng gần tám mươi tuổi, ông khẽ nói : “Chúng tôi không may mắn có được những ngôi nhà tử tế, sống chủ yếu nhờ vào tình thương của người qua đường. Đêm đến đâu cũng là nhà, sống miết phải quen thôi”.

Nói xong cụ khẽ cất tiếng thở dài, nhẹ nhàng ngồi thụp xuống vỉa hè, tay gạt lem nhem những hạt mưa còn đọng trên khuôn mặt hốc hác, đen sạm, già nua, tội nghiệp.

Mùa đông đến, người ta nghĩ tới những cái ôm, cái xiết tay thật chặt, xúng xính khăn áo nhẹ nhàng cùng nhau dạo phố. Mùa đông đến, khiến cho người ta muốn trở về nhà sum họp, quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói, mùi thơm rất đặc trưng của lẩu Hà Nội.

Riêng với những người vô gia cư, họ chẳng mong mùa đông, chẳng mong tết đến. Lúc này đang là đợt rét đỉnh điểm, đêm đến là lúc họ lo lắng, thấp thỏm. Tiếng gió thít mạnh vào từng thớ thịt không được che chắn cẩn trọng, cái lạnh thấu tận tâm can khiến cho giấc ngủ trở nên chập chờn, không ngon giấc. Họ chẳng còn biết phải làm gì chỉ biết gồng mình chống lại cái lạnh cắt da cắt thịt và chờ mong ngày mai tới. Họ chỉ xuất hiện ở đây khi đêm đến và vội vàng biến mất vào dòng người tấp nập khi trời vừa tảng sáng.

Một Hà Nội rộng lớn như vậy, sầm uất phồn hoa nhất nhì cả nước nhưng với họ chẳng có gì, không việc làm, không tiền bạc, không nhà cửa, tấm chăn mỏng không đủ ngăn làn mưa phùn mỗi lúc một dày thêm.

Những người lao động nghèo hay những người vô gia cư họ chỉ có một ước mong mùa đông đừng rét buốt, mùa hè đừng nắng gắt cho cuộc đời họ bớt nhọc nhằn.

Lê Đặng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hải Phòng sẵn sàng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

    (Xây dựng) – Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 sẽ diễn ra ngày 11/5 tới đây tại khu vực Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

  • Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load