Thứ tư 15/01/2025 16:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Đánh giá tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola

09:08 | 21/10/2014

(Xây dựng) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola, Cục Y tế dự phòng đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch vào ngày 20 tháng 10 năm 2014 để đánh giá tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới và vạch ra các hoạt động phòng chống của Việt Nam trong thời gian tới.

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola hiện nay tiếp tục diễn biến rất phức tạp; số trường hợp mắc bệnh và tử vong tiếp tục gia tăng.

Tính đến ngày 17/10/2014 đã ghi nhận 9.284 trường hợp mắc, trong đó 4.604 tử vong tại các quốc gia cụ thể:

- Guinea:1.519 trường hợp mắc, trong đó 862 trường hợp tử vong

- Liberia: 4.262 trường hợp mắc, trong đó 2.484 trường hợp tử vong

- Sierra Leone: 3.410 trường hợp mắc, trong đó 1.200 trường hợp tử vong

- Nigeria: 20 trường hợp mắc, trong đó 08 trường hợp tử vong

- Senegal: 01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong

- USA: 03 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong

- Tây Ban Nha:01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong

- D.R.Congo: 68 trường hợp mắc, trong đó 49 trường hợp tử vong

Trong 03 tuần qua số mắc mới và tử vong tăng gần gấp đôi đặc biệt lại tại 3 quốc gia Guinea, Liberia, Serra Leone.Hiện đã ghi nhận sự lan truyền dịch bệnh sang các quốc gia ngoài khu vực châu Phi, cụ thể: tại Mỹ ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh, Tây Ban Nha ghi nhận 01 trường hợp. Cả 03 trường hợp trên đều là nhân viên y tế và bị lây nhiễm tại cơ sở y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Ebola tại bệnh viện. Cho đến nay, số nhân viên y tế mắc bệnh Ebola lên tới 431 người và 244 người đã tử vong.


Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh Bộ Y tế)

Đánh giá khả năng lây lan dịch bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong cao (tỉ lệ tử vong hiện tại là 50%),WHO đã công bố dịch bệnh Ebola tại Tây Phi là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, dịch bệnh đã lan truyền ra ngoài khu vực châu Phi.

Có 02 quốc gia Tây Phi là Senegal và Nigeria (ghi nhận các trường hợp nhiễm Ebola sau khi trở về từ Sierra Leone và Liberia) đã qua 42 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Ebola, WHO đã thông báo 2 quốc gia này đã hết dịch bệnh Ebola. Mặc dù vậy, WHO cũng dự báo rằng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống lây lan trong thời gian tới đặc biệt là tại 3 quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone thì dịch bệnh còn có thể diễn biến gia tăng mạnh (khoảng 10.000 mắc/tuần).

Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua hành khách nhập cảnh trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh vào Việt Nam là có thể.

Những nỗ lực của Việt Nam

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống bệnh do vi rút Ebola không để lan truyền vào nước ta, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành chủ động triển khaimột số hoạt động chính như sau:

1. Công tác chỉ đạo điều hành

Ngay sau khi WHO thông báo trường hợp đầu tiên mắc bệnh Ebola tại Guinea (ngày 22/3/2014), Bộ Y tế đã chủ động và sớm có những chỉ đạo hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm nhằm ngăn chặn, phòng chống hiệu quả dịch bệnh lan truyền qua các cửa khẩu vào nước ta.

- Bộ Y tế thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola từ WHO, CDC, có báo cáo đột xuất và thường xuyên về diễn biến tình hình dịch do vi rút Ebola trên thế giới cho Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng để xin ý kiến chỉ đạo.

- Trước tình hình diễn biến gia tăng của dịch bệnh Ebola tại Tây Phi, ngày 09/8/2014 Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan và đã ban hành Công điện 1392/CD-TTg về tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola.

- Ngày 17/10/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tổ chức cuộc họp với Bộ Y tế để chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác phòng chống và ứng phó với dịch bệnh Ebola của Việt Nam.

- Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh mới nổi đã tổ chức các cuộc họp thường kỳvà khẩn cấp để cung cấp thông tin cập nhật và bàn các giải pháp, phối hợp liên ngành phòng chống dịch và ứng phó kịp thời, hiệu quả với các diễn biến tình hình dịch bệnh Ebola.

- Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo diễn tập công tác phòng chống dịch bệnh Ebola tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/10/2014, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận thu dung điều trị bệnh nhân Ebola tại Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới Trung ương. Cùng ngày, Thứ trưởng đã chủ trì họp Văn phòng EOC để rà soát công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó phòng chống Ebola tại Việt Nam.

- Bộ Y tế đã có Công văn số 5107/BYT-DP ngày 01/8/2014, Công văn số 6925/BYT-DP ngày 03/10/2014 và Công văn số 7218/BYT-DP ngày 15/10/2014 gửi Chủ tịch UNBD các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola.

- Ngày 06/8/2014 Bộ Y tế có Công văn gửi các Bộ Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Lao động, Thương binh và Xã hội về việc phối hợp giám sát và áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế.

- Bộ Y tế đã có Công văn ngày 06/8/2014 gửi Bộ Ngoại giao về việc hạn chế cử cán bộ đi ra nước ngoài tới vùng đang có dịch bệnh và phối hợp phòng chống bệnh do vi rút Ebola.

- Ngày 06/8/2014, ban hành Công văn số 5212/BYT-DP của Bộ Y tế gửi các Sở Y tế về việc áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh.

- Công văn chỉ đạo và yêu cầu các Trung tâm YTDP, KDYTQT hàng ngày lập danh sách hành khách phải khai báo y tế gửi về Cục YTDP và gửi tới các TT YTDP có hành khách tới lưu trú để theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày.

- Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cửa khẩu cũng như cộng đồng, báo cáo hàng ngày tình hình hành khách nhập cảnh khai báo y tế từ vùng dịch bệnh Ebola vào nước ta.

- Ngày 06/8/2014 có Công văn của Cục Quản lý khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ ngành về việc tăng cường cảnh giác phát hiện sớm bệnh do vi rút Ebola.

- Bộ Y tế đã kích hoạt hoạt động Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp (EOC) và tổ chức họp thường xuyên để cập nhật, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như kết nối các thành phần đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola.

- Ngày 13/10/2014 Văn Phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) đã phối hợp cùng WHO, USCDC, FAO và các chuyên gia, đại điện của các đơn vị trong ngành y tế tổ chức họp khẩn để phân tích diễn biến tình hình dịch bệnh và đề xuất các biện pháp đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Ebola.

- Để hỗ trợ cho công dân Việt Nam tại các quốc gia châu Phi đang có dịch bệnh Ebola, Bộ Y tế đã có Công văn số 5576/BYT-QT ngày 20/8/2014 gửi Vụ Tây Á châu Phi và Đại sứ quan Việt Nam tại Nigeria đề xuất hỗ trợ hóa chất, trang bị phòng hộ cá nhân và tài liệu hướng dẫn phòng chống dịch.

2. Công tác chuyên môn và giám sát phát hiện bệnh

Cho đến nay, Cục Y tế dự phòng đã tham mưu, xây dựng đầy đủ các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn phục vụ việc giám sát phát hiện, phòng chốngbệnh do vi rút Ebola; Đồng thời đã triển khai các hoạt động giám sát, đáp ứng theo như các tiêu chuẩn và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

- Ngày 07/8/2014 Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam với 3 tình huống diễn biến của dịch bệnh và các hoạt động đáp ứng theo các tình huống.

- Cục Y tế dự phòng đã xây dựng và trình ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do vi rút Ebola cũng như Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ebola tại cửa khẩu và tại cộng đồng.

- Cục Quản lý Môi trường Y tế đã xây dựng và trình ban hành hướng dẫn xử lý môi trường và chất thải của bệnh nhân mắc Ebola.

- Cục Quản lý khám chữa bệnh đã xây dựng và trình ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola; Các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Bộ Y tế đã tổ chức 02 lớp tập huấn (ToT) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về giám sát và điều trị bệnh do vi rút Ebola cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước (Sở Y tế, Bệnh viện tỉnh/thành phố, TT.YTDP, TT KDYTQT, TT truyền thông giáo dục sức khỏe).

- Triển khai hệ thống khử trùng lưu động tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất để sẵn sàng xử lý, cách ly kịp thời những trường hợp đầu tiên hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc bệnh Ebola ngay tại cửa khẩu nhằm tránh lây lan.

- Tổ chức diễn tập thực địa ứng phó với dịch bệnh do ri rút Ebola tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (17/8/2014), tại sân bay quốc tế Đà Nẵng (22/8/2014).

- Ngày 07/10/2014, Cục  Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ Tổ chức  diễn tập online phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola.

- Bộ Y tế đã tổ chức giám sát dựa vào sự kiện hàng ngày tình hình dịch bệnh trên cả nước và báo cáo Lãnh đạo, các thành viên Văn phòng đáp ứng các tình huống dịch bệnh khẩn cấp.

- Phối hợp với WHO, CDC, FAO và các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc họp tại Văn phòng EOC để đánh giá nguy cơ của bệnh do vi rút Ebola lan truyền vào Việt Nam để có các nhận định và đề xuất, chỉ đạo kịp thời.

- Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch theo tình huống 1; sẵn sàng hành động đáp ứng với tình huống 2 theo nội dung Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola, áp dụng đầy đủ, đúng quy trình giám sát, xử lý ca bệnh do vi rút Ebola.

- Giám sát tình hình sức khỏe hành khách nhập cảnh từ các nước vùng dịch châu Phi.Từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/10/2014, đã có 277 hành khách từ các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola được giám sát, kiểm tra và lập danh sách theo dõi sức khỏe (Nội Bài: 26 người; Tân Sơn Nhất: 242 người; Cảng biển Vũng Tàu: 9 người).

- Cục Y tế dự phòng đã lập và gửi danh sách 277 hành khách này cho các đơn vị y tế dự phòng địa phương có người đến lưu trú để quản lý và theo dõi sức khỏe. Trong đó có 248 người đã qua 21 ngày và 29 người chưa qua 21 ngày cần tiếp tục giám sát tại cộng đồng (gồm công dân các nước: Guinea (1), Mỹ (2), Việt Nam (5), Nigeria (21); Các hành khách đang được theo dõi lưu trú tại địa phương: TP Hồ Chí Minh (20), Bình Dương (2), Hà Nội (3), Hải Phòng (3), Thái Bình (1).

- Riêng số người Việt Nam nhập cảnh là 47 người về từ 4 nước vùng dịch: Liberia (33), Senegal (6), Nigeria (7), Guinea (1). Hiện còn 5 công dân Việt Nam chưa qua 21 ngày đang được theo dõi, giám sát sức khỏe tại Hải Phòng (3), Hà Nội (1), Thái Bình (1).

- Cục Y tế dự phòng đã gửi Email tới tất cả các hành khách đến từ vùng dịch nhập cảnh Việt Nam trong vòng 21 ngày để khuyến cáo các biện pháp dự phòng bệnh Ebola cũng như các thông tin liên lạc với cơ quan y tế khi cần thiết.

Cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện các triệu chứng nghi nhiễm vi rút Ebola.

3. Hoạt động truyền thông

Thời gian qua, công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh Ebola đã được triển khai sớm, cung cấp kịp thời các thông tin cập nhật cho các cơ quan thông tấn báo chí cũng như cho người dân để chủ động phòng chống dịch bệnh.

- Bộ Y tế thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola từ WHO, CDC, Cơ quan đầu mối quốc gia IHR và đăng tải cập nhật trên website của Bộ Y tế, đồng thời thông báo cho các tỉnh, thành trong cả nước.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền hình chia sẻ thông tin, trả lời trực tiếp, khuyến cáo người dân về cách phòng chống dịch bệnh.

- Cục Y tế dự phòng đã cung cấp số điện thoại đường dây nóng về Ebola và tổ chức thường trực để giải đáp, cung cấp thông tin cho người dân và khách nhập cảnh khi cần thiết.

- Cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và webiste Cục YTDP, Bộ Y tế và các cơ quan báo đài khác đăng tải phục vụ nhân dân khi có những thông tin không chính xác về các trường hợp phải theo dõi, cách ly tại Đại học FPT và Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

- Xây dựng các poster, khuyến cáo, tờ rơi gửi tới các địa phương: Hiện nay tất cả các cửa khẩu đường hàng không đã in poster truyền thông, tờ rơi, khuyến cáo phòng chống Ebola.

- Tổ chức Hội thảo truyền thông về phòng chống dịch bệnh Ebola tại khu vực phía Bắc, Nam cho các Bộ/ngành (Bộ giao Thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Công an), Các cơ quan Báo, Đài và các đơn vị trong ngành y tế.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý (cán bộ đi công tác, làm việc, du lịch, học tập...) về phòng chống lây nhiễm bệnh khi đi đến các nước có dịch bệnh.

4. Xét nghiệm

 Hiện nay, Việt Nam đã có đủ khả năng xét nghiệm xác định vi rút Ebola. Bộ Y tế đã xây dựng quy trình xét nghiệm sàng lọc vi rút Ebola dựa trên các hướng dẫn của WHO và CDC và đã tiến hành thẩm định phòng xét nghiệm của các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện các bệnh nhiệt đới Trung ương. Tới nay, các Viện/Bệnh viện nói trên đã có thể tiến hành xét nghiệm xác định Ebola.

- Các Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh chủ động hợp tác với các phòng xét nghiệm đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận để nâng cao năng lực, trợ giúp kỹ thuật cũng như hỗ trợ cung cấp các sinh phẩm chẩn đoán tác nhân gây bệnh; Đồng thời các Viện có trách nhiệm hỗ trợ cho phòng xét nghiệm của các địa phương trong việc lấy mẫu, vận chuyển mẫu theo đúng quy định đối với bệnh do vi rút Ebola.

- Bộ Y tế đã có Quyết định số 2968/QĐ-BYT ngày 08/8/2014 ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola và Quyết định số 2941/QĐ-BYT ngày 07/8/2014 ban hành Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam trong đó đã có những hướng dẫn về công tác xét nghiệm đối với vi rút Ebola.

5. Phối hợp các Bộ, ngành

Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola:

- Bộ Công an: Cục Y tế dự phòng phối hợp cùng Cục Quản lý xuất, nhập cảnh trong việc kiểm tra sàng lọc, lập danh sách hành khách nhập cảnh từ các quốc gia vùng dịch bệnh để theo dõi trong vòng 21 ngày.

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao đểtheo dõi tình hình dịch bệnh và công dân Việt Nam tại các quốc gia đang có dịch, hạn chế cử cán bộ đi ra nước ngoài tới vùng đang có dịch bệnh và phối hợp phòng chống bệnh do vi rút Ebola.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn khai báo y tế đối với các hãng hành không xuất phát từ vùng có dịch bệnh Ebola, cung cấp các thông tin chuyến bay cũng như bố trí cơ sở vật chất, phòng cách ly tại cửa khẩu hàng không.

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng đi lao động, học tập, công tác tại các quốc gia có dịch bệnh.

- Phối hợp với Tổng Cục du lịch để tuyên truyền cho các khách du lịch và khuyến cáo không tổ chức các tour du lịch tới các quốc gia có dịch bệnh Ebola.

6. Hợp tác quốc tế

- Phối hợp với USCDC, WHO, Đầu mối IHR để cập nhật và cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình diễn biến dịch bệnh Ebola.

- Phối hợp chặt chẽ với WHO, USCDC trong việc xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về giám sát, điều trị, xét nghiệm bệnh nhân Ebola; Trang bị và vận hành Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC); Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế về phòng chống dịch bệnh.

- Hợp tác với JICA cung cấp các sinh phẩm, hóa chất phục vụ cho xét nghiệm chẩn đoán vi rút Ebola.

7. Công tác hậu cần phòng chống dịch

- Rà soát về nhân lực, thuốc, trang thiết bị phòng chống dịch và xây dựng danh mục dự trữ ngành y tế để đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh khi xảy ra. Hiện nay, chủ yếu sử dụng cơ số dự phòng hiện có tại chỗ, có phương án hợp lý dự phòng dịch bệnh xâm nhập hoặc lan rộng trong cộng đồng.

- Tổ chức mua sắm trang thiết bị, phương tiện phòng hộ, thuốc, hóa chất, trang phục bảo hộ cá nhân đảm bảo đủ cho công tác phòng, chống dịch tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

- Bộ Y tế đã cấp cho một số đơn vị y tế thuộc các Bộ, ngành như Cục Y tế, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Công An và các địa phương thuốc sát khuẩn Chloramine B, trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch sát khuẩn.

- Hỗ trợ phương tiện phòng hộ, hóa chất cho trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn.

CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, của các tổ chức quốc tế, các hoạt động sẵn sàng, ứng phó, phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola không để lan truyền vào Việt Nam đã được thực hiện hiệu quả, cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chuẩn, khuyến cáo của WHO. Mặc dù Việt Nam đang ở giai đoạn 1 của Kế hoạch hành động phòng chống Ebola (chưa có ca bệnh xâm nhập), song cần kích hoạt và triển khai tích cực một số hoạt động của giai đoạn 2 nhằm tiếp tục chủ động giám sát phát hiện kịp thời, phòng chống lây lan và xử lý hiệu quả trong trường hợp ghi nhận ca bệnh xâm nhập.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola tại các nước vùng châu Phi, thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các hoạt độngcụ thể như sau:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Duy trì họp Ban chỉđạo quốc gia phòng chống dịch bệnh mới nổi thường kỳ vàđột xuất để cung cấp thông tin cập nhật và có kế hoạch phòng chống và ứng phó kịp thời cũng như thực hiện tốt việc phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục ban hành hoặc tham mưu cho Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo chống dịch các cấp tại các địa phương để điều phối công tác liên ngành trong phòng chống dịch trên địa bàn.

- Tăng cường hoạt động của Văn phòng EOC trong việc cập nhật cung cấp thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh Ebola và điều phối công tác phòng chống dịch.

- Tiếp tục tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

- Rà soát, cập nhật, sửa đổi bổ sung những văn bản hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật hiện hành cho phù hợp với diễn biến mới của bệnh do vi rút Ebola.

2. Công tác giám sát phát hiện bệnh

- Giám sát tại cửa khẩu: Tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh Việt Nam từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày; Duy trì khai báo y tế đối với khách nhập cảnh đến từ vùng có dịch bệnh Ebola; Trường hợp dịch bệnh Ebola gia tăng số lượng và số quốc gia có ca bệnh sẽ triển khai áp dụng khai báo y tế thêm đối với các quốc gia mới. Sử dụng máy theo dõi nhiệt độ từ xa để kiểm tra tất cả các khách nhập cảnh; Trường hợp phát hiện hành khách sốt có yếu tố dịch tễ và các triệu chứng khác của bệnh Ebola cần cách ly kịp thời theo quy định; Đối với hành khách sốt nhưng không có các yếu tố khác kèm theo sẽ thực hiện, xử lý theo đúng quy trình kiểm dịch y tế.

- Tiếp tục phối hợp với công an cửa khẩu, bộ đội biên phòng để sàng lọc và lập danh sách tất cả khách nhập cảnh từ vùng có dịch bệnh Ebola.    

- Giám sát tại cộng đồng nơi lưu trú đối với tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch chưa qua 21 ngày;Theo dõi giám sát sức khỏe những người tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc Ebola (nếu có).

- Thành lập 04 đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh Ebola tại 4 khu vực Bắc, Trung, Nam, Tây Nguyên để đáp ứng và chỉ đạo kịp thời trong trường ghi nhận ca nghi ngờ Ebola; Xây dựng đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh Ebola tuyến tỉnh, huyện; trong đó mỗi tỉnh có ít nhất một đội do Phó giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn.

3. Công tác điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn

- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc rà soát dự trữ trang bị phòng hộ cho cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc men để chủ động mua bổ sung và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Sẵn sàng xe chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để vận chuyển bệnh nhân Ebola từ các địa phương và các cửa khẩu về các đơn vị điều trị bệnh nhân theo phân tuyến.

- Thành lập đội Kiểm soát nhiễm khuẩn, tổ chức rà soát các hướng dẫn cho các đơn vị y tế về việc sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân đảm bảo theo các cấp độ an toàn tại các cơ sở y tế.

- Xây dựng, cập nhật các tiêu chuẩn phòng cách ly (có tiêu chuẩn riêng cho các khu vực vùng lõi, đệm, an toàn).

- Tổ chức diễn tập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh về thu dung, cách ly, điều trị, chăm sóc bệnh nhân ngay trong tháng 10/2014.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế trong các cơ sở y tế về sử dung trang thiết bị phòng hộ cá nhân, thực hành chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện để phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế.

- Rà soát và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Ebola và tập huấn cho cán bộ y tế trong cả nước, lưu ý tập huấn cả cho các nhân viên vệ sinh môi trường trong khuôn viên bệnh viện.

- Trong trường hợp ghi nhận trường hợp ca bệnh xâm nhập, cần tuân thủ nghiêm ngặt việc cách ly, quản lý tốt bệnh nhân, xử lý chất thải bệnh nhân đúng quy định, không làm lây nhiễm cho cộng đồng và cho cán bộ y tế.

4. Công tác xét nghiệm

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp với WHO, CDC củng cố hệ thống phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học và năng lực xét nghiệm chẩn đoán vi rút Ebola tại Việt Nam và phối hợp với các phòng thí nghiệm chuẩn thức của WHO để gửi mẫu xét nghiệm khẳng định khi cần thiết.

- Các bệnh viện tuyến trung ương có đủ tiêu chuẩn, điều kiện có thể lấy mẫu để xét nghiệm sàng lọc nhưng phải gửi mẫu bệnh phẩm tới Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur hoặc Bệnh viện đã được Bộ Y tế thẩm định, công nhận đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút Ebola đồng thời có thể gửi các mẫu bệnh phẩm tới các phòng xét nghiệm tham chiếu của WHO.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thẩm định các phòng xét đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút Ebola tại Việt Nam.

5. Công tác truyền thông

- Tiếp tục cập nhật thông tin dịch bệnh và tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; Xây dựng các tài liệu truyền thông, tổ chức tập huấn, phổ biến tới các tỉnh thành phố và cộng đồng người dân; Xây dựng video clip về hướng dẫn thực hành sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế.

- Thiết lập đường dây nóng để tư vấn về kỹ thuật cho các cán bộ y tế trong phòng chống dịch bệnh Ebola trên phạm vi toàn quốc.

6. Hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác với Tổ chức quốc tế: WHO, USCDC, các tổ chức quốc tế khác để tiếp tục có hỗ trợ về kỹ thuật, sinh phẩm chẩn đoán mẫu bệnh phẩm Ebola, quy trình chẩn đoán và các trợ giúp cần thiết khác về kỹ thuật, tài chính.

- Phối hợp với các nước trong việc phối hợp điều tra xử lý dịch Ebola và tiếp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức, quốc gia khác khi cần thiết.

7. Hậu cần chống dịch

- Tiếp tục rà soát các trang thiết bị, vật tư, hóa chất dự trữ phòng chống dịch, trang bị phòng hộ cá nhân để có kế hoạch bổ sung kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch hậu cần, kinh phí phục vụ cho việc đáp ứng phòng chống dịch bệnh Ebola.

- Bố trí kịp thời kinh phí cho công tác phòng chống địch bệnh do vi rút Ebola, ưu tiên mua trang thiết bị phòng hộ cá nhân, tập huấn, diễn tập, truyền thông, lồng khử trùng. Trước mắt sử dụng kinh phí có sẵn của Bộ Y tế đã được cấp, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp kéo dài có thể đề xuất Chính phủ cấp bổ sung.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Món quà sức khỏe mùa Tết 2025: TH true NUT & TH true OAT với thông điệp Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc

    (Xây dựng) - Trong không khí Tết Ất Tỵ 2025, bộ sản phẩm Thức uống thiên nhiên từ Hạt TH là thức uống dinh dưỡng hoàn toàn từ thiên nhiên và món quà sức khỏe ý nghĩa dành tặng gia đình, bạn bè. Với thiết kế bao bì đậm chất Tết và thông điệp “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc”, Bộ sản phẩm lan tỏa giá trị dinh dưỡng và niềm vui trọn vẹn đến mọi nhà.

    22:06 | 30/12/2024
  • Tập đoàn Y tế Phương Châu đạt chứng nhận danh giá JCI Enterprise

    (Xây dựng) - Tập đoàn Y tế Phương Châu vừa chính thức trở thành một trong 10 tập đoàn y tế toàn cầu và đầu tiên tại Đông Nam Á được JCI - Uỷ ban Thẩm định quốc tế (Hoa Kỳ) trao chứng nhận danh giá JCI Enterprise (JCI Hệ thống) khi 3 cơ sở bệnh viện của Tập đoàn đạt được con dấu vàng chất lượng JCI: Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ), Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).

    22:04 | 30/12/2024
  • Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng: Áp dụng phương pháp nội soi tiêu hóa không đau - nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

    (Xây dựng) - Nội soi tiêu hóa là một phương pháp hiệu quả hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng đã và đang triển khai áp dụng phương pháp nội soi tiêu hóa không đau nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình khám chữa bệnh.

    11:27 | 26/12/2024
  • Bệnh viện quốc tế Phương Châu Sóc Trăng triển khai Chương trình “Vui xuân Ất Tỵ - Đi sinh như ý”

    (Xây dựng) - Bệnh viện quốc tế Phương Châu Sóc Trăng thuộc Tập đoàn Y tế Phương Châu là đơn vị nổi tiếng chuyên về sản - nhi. Thừa hưởng lợi thế của Tập đoàn Y tế Phương Châu, Bệnh viện quốc tế Phương Châu Sóc Trăng đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại và công nghệ mới để phục vụ khám chữa bệnh. Ngay trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Bệnh viện quốc tế Phương Châu Sóc Trăng triển khai Chương trình “Vui xuân Ất Tỵ - Đi sinh như ý”.

    15:03 | 23/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cho ngành Y tế

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm và đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, quy mô lớn cho ngành Y tế nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận. Qua đó, từng bước cụ thể hóa Quy hoạch phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

    15:50 | 18/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Quyết tâm hoàn thành dự án Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc trước kế hoạch

    (Xây dựng) – Với sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tỉnh Vĩnh Phúc, cùng nỗ lực “vượt nắng, thắng mưa” của liên danh các nhà thầu thi công, quyết tâm hoàn thành dự án Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc trong tháng 12/2025.

    19:26 | 17/12/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Ngày 16/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).

    08:04 | 17/12/2024
  • Công ty Cổ phần Bệnh viện 115: 20 năm hình thành và phát triển

    (Xây dựng) – Công ty Cổ phần Bệnh viện 115 vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì cho Bệnh viện Đa khoa 115 và Lễ khai trương Bệnh viện Ngoại khoa 115 Nghệ An.

    21:10 | 14/12/2024
  • Bệnh viện Trung ương Huế kỷ niệm 130 năm thành lập

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ kỷ niệm 130 thành lập. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, đại diện các tổ chức quốc tế và một số địa phương, đơn vị y tế trong cả nước.

    21:03 | 12/12/2024
  • Smart A: Vươn ra quốc tế khám phá cơ hội mới tại Thái Lan

    (Xây dựng) - Đoàn công tác Smart A đã có chuyến đi đầy ý nghĩa đến Bangkok, tham dự sự kiện Gala của Phòng Thương mại Indonesia tại Thái Lan (INTCC). Chuyến công tác đã mở ra cơ hội hợp tác quốc tế, đồng thời khẳng định sức hút mạnh mẽ của sản phẩm Smart A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

    15:34 | 11/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load