Thứ năm 06/02/2025 01:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Đại diện WHO nhận định về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam

14:28 | 17/09/2017

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, tiến sỹ Masaya Kato đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.


Nhân viên y tế quận Đống Đa phun thuốc tại các lớp học của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

- Ông có thể cho biết về tình hình dịch sốt xuất huyết trên thế giới hiện nay?

Tiến sỹ Masaya Kato: Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch sốt xuất hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết do nhiều nhân tố như tốc độ đô thị hóa quá nhanh, toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ; sự phát triển của thương mại, du lịch; thay đổi khả năng miễn dịch cộng đồng giữa các cộng đồng, khu vực khác nhau trước sự tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu...

Hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác kiểm soát dịch bệnh này và các phương pháp ngăn chặn dịch chưa được thi hành đầy đủ.

- Ông đánh giá thế nào về tình hình dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam năm nay?

Tiến sỹ Masaya Kato: Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Việt Nam, tức là bệnh này vẫn xảy ra hằng năm tại đây. Hằng năm, một số lượng không nhỏ người Việt Nam bị nhiễm sốt xuất huyết, đặc biệt ở miền Nam và duyên hải miền Trung. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội.

Thông thường số ca mắc bệnh này bắt đầu tăng vào tháng 6-7 ở Hà Nội nhưng năm nay đến sớm hơn mọi năm.

Qua thời gian hợp tác giữa Tổ chức Y tế Thế giới và ngành y tế Việt Nam, chúng tôi thấy Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế. Đội ngũ nhân viên y tế đã có những nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện nhằm kiểm soát véctơ từ công tác giám sát cho đến điều trị.

Tuy nhiên, ngành y tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết. Do đó, một số nơi, kết quả chưa được như mong muốn.

- Một số quốc gia như Singapore được ghi nhận có thể kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền do muỗi nhanh chóng. Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của nước bạn, thưa ông?

Tiến sỹ Masaya Kato: Việt Nam có năng lực phòng chống dịch sốt xuất huyết tốt nhưng cũng nên học hỏi thêm những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác. Tôi có đề xuất 3 điều sau dựa trên kinh nghiệm từ nhiều quốc gia và khu vực.

Đầu tiên, dự phòng để kiểm soát dịch quan trọng hơn là đáp ứng dịch khi nó đã xảy ra. Ví dụ: Hoạt động kiểm soát tốt véctơ, giảm sự sinh sản của muỗi… nên được thực hiện cả năm chứ không chỉ làm vào mùa dịch.

Để tăng cường khả năng dự phòng này, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam; tạo quỹ đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống dịch cũng rất cần thiết.

Thứ hai, việc phối hợp liên ngành để phòng chống dịch tại các quốc gia cũng rất quan trọng. Ví dụ: Ở Singapore, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm về việc kiểm soát muỗi Aedes, quan tâm đến virus Dengue, Zika. Ở Việt Nam, ngành xây dựng và ngành giáo dục cần phối hợp cùng ngành y tế để ngăn chặn sự sản sinh của muỗi ở công trường, trường học nhằm tăng cường khả năng kiểm soát dịch.

Thứ ba, cộng đồng nên cùng vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành là chìa khóa để phòng chống dịch vững bền. Cụ thể như: kiểm soát véc tơ có thể hiệu quả hơn nhờ cộng đồng phát hiện và loại trừ các khu vực muỗi đẻ trứng quanh khu vực họ sinh sống; đồng thời, truyền thông tăng cường nhận thức về nguy cơ giúp người dân giữ vệ sinh nơi ở, tránh muỗi và kịp thời tự xử lý khi bị mắc bệnh.

Như vậy, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự hợp tác của cộng đồng tốt là điều thiết yếu để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chỉ khi người dân hiểu biết về cách tự bảo vệ sức khỏe và hành động cần thiết, dịch bệnh sốt xuất huyết mới có thể ngăn chặn được thành công.

- Tổ chức Y tế thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, thưa ông?

Tiến sỹ Masaya Kato: Tổ chức Y tế Thế giới đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hơn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ hỗ trợ xây dựng kỹ năng truyền thông nguy cơ và hướng dẫn lâm sàng cho Việt Nam để có phương hướng tiếp cận, giám sát tốt hơn; thảo luận với Bộ Y tế để hỗ trợ đáp ứng tình hình dịch hiện nay và phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng như hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun thuốc tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.

- Trân trọng cảm ơn ông./.

Theo Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Khánh thành 2 Trung tâm Y tế mới

    (Xây dựng) - Sáng 3/2, trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức 2 Lễ khánh thành Trung tâm Y tế huyện Yên Phong và Trung tâm Y tế thị xã Thuận Thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 3 bệnh viện nghìn tỷ sẽ hoạt động năm 2025

    (Xây dựng) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2025, 3 bệnh viện xây mới tại khu vực cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi vào hoạt động gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.

  • Điều kiện hưởng quyền lợi miễn chi phí cùng chi trả BHYT

    (Xây dựng) - Bố của bà Lương Thị Thanh Phương (Khánh Hòa) đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế phường. Tháng 3/2024, bố của bà bị tai biến (di chứng liệt nửa người), nên xin giấy chuyển viện đến bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó bệnh viện tuyến tỉnh chuyển bố của bà đến bệnh viện y học cổ truyền điều trị nội trú dài hạn.

  • Trung tâm kính thuốc, kính mắt, máy trợ thính Thanh Hóa: Phát triển và trưởng thành

    (Xây dựng) - Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của từng bác sĩ, y tá và nhân viên của cửa hàng. Không chỉ đơn giản là những dịch vụ về khám mắt, giá trị cốt lõi của Trung tâm Kính thuốc – kính mắt – máy trợ thính Thanh Hóa đem đến giải pháp hoàn hảo nhằm đảm bảo thị lực và chăm sóc đôi mắt của khách hàng.

  • Trao hơn 400 triệu đồng hỗ trợ các bệnh nhân Bệnh viện Tim Hà Nội

    (Xây dựng) - Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ sắp tới, Bệnh viện Tim Hà Nội đã trao tặng đến các bệnh nhân đang điều trị những phần quà nhỏ, nhằm động viên tinh thần giúp người bệnh đón thêm một mùa Xuân ấm áp, yêu thương.

  • Lâm Hà (Lâm Đồng): Đảm bảo hạ tầng và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

    (Xây dựng) - Các trạm y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ngày càng được củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm góp phần làm giảm quá tải cho tuyến trên, giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load