Thứ bảy 27/07/2024 23:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Côn Sơn - Kiếp Bạc trên hành trình trở thành di sản thế giới

12:27 | 16/01/2024

(Xây dựng) - Năm 2023 trở thành một dấu mốc đáng nhớ đối với di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc của Hải Dương khi cùng với Yên Tử (Quảng Ninh) và Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) được hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Côn Sơn - Kiếp Bạc trên hành trình trở thành di sản thế giới
Đền Kiếp Bạc – nơi thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Nhiều giá trị nổi bật

Côn Sơn – Kiếp Bạc đang vào xuân. Những đồi thông bạt ngàn đang dần thay áo mới. Du khách đến Côn Sơn – Kiếp Bạc mùa này sẽ được lắng mình trong tiếng chuông chùa trầm ấm, trong làn khói trầm vương vấn, để được hòa vào cảnh sắc non thiêng với tiếng thông reo vi vút mới thấy đây đúng là nơi danh thắng của trời Nam, là nơi tao nhân mặc khách tìm về bao đời qua.

Theo các tài liệu của Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, di tích Côn Sơn – Kiếp Bạch nằm trên cánh cung Đông Triều. Trên những dãy núi trung điệp này, tiền nhân xây dựng, gìn giữ và để lại cho hậu thế nhiều quần thể di tích và danh thắng tiêu biểu của cả nước như: Yên Tử (Quảng Ninh) - Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) và Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương). Cánh cung Đông Triều có dãy Yên Tử được ví như con rồng lớn đang vươn mình ra phía biển Đông. Đầu rồng là đỉnh Yên Tử, cao 1.068m so với mực nước biển. Thân rồng thấp dần về phía tây với các đỉnh Phật Sơn, Ngọa Vân, Hồ Thiên, Thanh Mai, Quan Âm, Huyền Đinh… Còn dãy Phượng Hoàng trên địa bàn thành phố Chí Linh được ví như đuôi rồng, nằm ở khu vực thấp nhất của cánh cung này.

Quần thể Yên Tử gồm hàng trăm di tích và danh thắng thuộc 6 di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt là: Khu di tích và danh thắng Yên Tử, khu di tích lịch sử nhà Trần, khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng (Quảng Ninh); khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, khu di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (Hải Dương) và chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà thuộc khu di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang).

Theo hồ sơ đệ trình UNESCO đề cử di sản văn hóa thế giới, khu di sản đề cử dạng chuỗi liên hoàn gồm 32 di tích được tích hợp trong 18 cụm di tích lựa chọn từ hàng trăm di tích và danh thắng để cùng thể hiện một câu chuyện di sản cũng như đậm tính nhân sinh. Qua hơn 7 thế kỷ trường tồn với thời gian, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vẫn là những di sản văn hóa sống động, còn mãi với thời gian. Trong quần thể đó, khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc là một vùng thiên nhiên kỳ thú với hình sông, thế núi hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian linh thiêng và huyền bí. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, vùng đất Côn Sơn - Kiếp Bạc vẫn còn giữ trong mình rất nhiều lớp trầm tích văn hóa vô cùng đặc sắc của các triều đại kế tiếp nhau.

Nhắc đến Côn Sơn - Kiếp Bạc là nhắc đến các danh nhân văn hóa, quân sự kiệt xuất của dân tộc như Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán... Cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân này đã gắn bó mật thiết với Côn Sơn – Kiếp Bạc. Chùa Côn Sơn còn gọi là liêu Kỳ Lân, tên chữ là Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, tục gọi chùa Hun. Tương truyền chùa khởi dựng từ thế kỷ X, mở rộng, hoàn chỉnh ở thế kỷ XIV. Cuối thế kỷ XIII, Đệ nhất thánh tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông đã dựng liêu Kỳ Lân để đào tạo tăng ni, phát triển đạo pháp. Năm 1329, Đệ nhị thánh tổ Pháp Loa xây dựng và mở rộng phong cảnh Côn Sơn. Năm 1330 - 1334, Đệ tam thánh tổ Huyền Quang về chùa Côn Sơn trụ trì và thuyết pháp. Tại đây, Ngài đã tôn tạo mở rộng chùa Côn Sơn, xây dựng Cửu Phẩm liên hoa, soạn nhiều kinh sách, đào tạo hàng ngàn tăng ni, trước tác ra nhiều kinh điển; soạn nhiều khoa cúng Phật như: “Thuỷ Lục Chư Khoa”… Nổi tiếng hơn cả là “Đại khoa cúng Phật, dâng lục cúng Dàng - Mông Sơn thí thực chẩn tế cô hồn, kỳ nguyện quốc thái dân an”. Đây là di sản có giá trị đặc biệt của đất nước.

Đền Kiếp Bạc được xây dựng tại căn cứ quân sự Vạn Kiếp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, trở thành một trong những trung tâm nội đạo thờ Đức Thánh Trần ngay khi Ngài qua đời. Vạn Kiếp là đầu mối huyết mạch giao thông thuỷ, bộ trấn giữ cửa ngõ phía đông kinh thành Thăng Long. Nơi đây trời bày, đất dựng, vị trí đắc địa về phong thuỷ, hình thế hiểm yếu về quân sự, có tứ linh quần tụ, sáu sông đổ về chung đúc khí thiêng, địa linh nhân kiệt, danh sơn huyền thoại… Sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã chọn Vạn Kiếp lập đại bản doanh, xây dựng phòng tuyến quân sự vùng đông bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn qua ải Chi Lăng, Nội Bàng theo sông Lục Nam, qua Lục Đầu Giang, Bạch Đằng ra biển Đông... Trong đó, căn cứ địa Vạn Kiếp là trung tâm chỉ huy. Đây là trận đồ “thuỷ bộ hợp thành, tiến thế công, thoái thế thủ” để chống quân xâm lược Nguyên Mông

Ra đời và tồn tại lâu dài cùng lịch sử, hội tụ văn hoá của các vùng miền, Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành kho tàng văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung, là kết tinh của biết bao công sức, tư tưởng, trí tuệ, tình cảm... của các thế hệ cha ông đã dày công vun đắp, giữ gìn bảo vệ đến ngày nay. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng tồn tại, phát triển trên một vùng đất, thờ tự 2 tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng hòa đồng tạo nên một bản thể văn hóa tâm linh hoàn chỉnh, thống nhất. Chính vì thế, hơn 7 thế kỷ đã qua, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc luôn là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh lớn của đất nước, đi vào tâm thức người dân: "Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa tới thiền tâm chưa đành", hay: “Dù ai buôn bán gần xa/ Hai mươi tháng tám giỗ Cha thì về”... đã nói lên điều đó.

Trên đường trở thành di sản văn hóa thế giới

Côn Sơn - Kiếp Bạc trên hành trình trở thành di sản thế giới
Chùa Côn Sơn – một trung tâm Phật giáo lớn dưới thời Trần.

Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là tác động của các cuộc chiến tranh và môi trường thiên nhiên, nhiều công trình kiến trúc trong khu di tích đã bị phá hủy và xuống cấp. Tuy nhiên, một số di tích ở đây đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm tu bổ, tôn tạo, và tiến hành nghiên cứu, khai quật khảo cổ. Còn lại hầu hết các di tích khác vẫn được tọa lạc nguyên vẹn trên mặt đất hoặc được bảo vệ dưới lòng đất mà chưa được phát lộ. Qua các đợt thăm dò khảo cổ đã phần nào phát lộ và khẳng định tính nguyên gốc của di tích vẫn được giữ nguyên

Với những giá trị to lớn về lịch sử, tư tưởng, văn hóa, khoa học... Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc là một bộ phận cấu thành, không thể tách rời của quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc trong hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận di sản thế giới. Theo lãnh đạo Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, ý tưởng về việc xây dựng hồ sơ này đã được hình thành, khởi động từ năm 2013. Nhưng đến năm 2015, việc triển khai xây dựng phải tạm dừng để xác định rõ và mở rộng, bổ sung các cụm di tích nhằm bảo đảm các cứ liệu chứng minh về những giá trị theo yêu cầu của UNESCO bao gồm: “Giá trị nổi bật toàn cầu”, “Tính toàn vẹn” và “Tính xác thực”.

Ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã đồng thời triển khai các phương pháp nghiên cứu, chứng minh, tổng hợp, làm rõ giá trị của quần thể di tích. Đã tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm xác định giá trị tiêu biểu nổi bật toàn cầu của quần thể di tích. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa, lịch sử; hệ thống kiến trúc di tích, cảnh quan; giá trị địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học được triển khai thực hiện. Đồng thời, việc khai quật khảo cổ học được tiến hành đồng loạt tại các điểm di tích như đền An Sinh, chùa Am Hoa, chùa Trại Cấp, chùa Am Thung, chùa Bảo Đài (Quảng Ninh); chùa Đám Trì, chùa Hồ Bấc, chùa Cao (Bắc Giang); chùa Thanh Mai (Hải Dương), nhằm tiếp tục củng cố tư liệu phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ.

Việc hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” đệ trình UNESCO đề nghị công nhận di sản văn hóa thế giới là một bước tiến dài, ghi nhận cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương trong tròn một thập kỷ đã qua.

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khánh Hòa: Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh với 12 hạng mục

    (Xây dựng) - Cục Di sản văn hóa đã đồng ý thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh bao gồm 12 hạng mục. Ngoài ra, việc tu bổ, tôn tạo phải ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới.

  • Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).

  • Bắc Ninh đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể, trong đó có nội dung cập nhật quy hoạch khu dân cư phía trước cửa chùa thành đất du lịch theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  • Linh thiêng Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một sự kiện lịch sử tiêu biểu có giá trị to lớn. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ... cùng với sự nhất trí của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tỉnh Điện Biên đã tiến hành xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

  • Thừa Thiên - Huế: Hơn 47 tỷ đồng đầu tư tu bổ di tích Hưng Miếu

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

  • Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024 thành công rực rỡ

    (Xây dựng) – Ngày 18/7, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), các ngày lễ trọng đại của đất nước và của ngành Xây dựng năm 2024.

Xem thêm
  • Xếp hạng 3 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

    09:29 | 19/07/2024
  • Tác phẩm “Công trình đại thế kỷ” về Sân bay Long Thành đạt giải Nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cho biết đã tổ chức chấm công khai ảnh của các tác giả tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Đồng Nai năm 2024.

    22:29 | 18/07/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc nhà mái bổi ở huyện ven biển Kim Sơn

    (Xây dựng) – Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), một số gia đình vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà mái bổi với lối kiến trúc độc đáo, được làm từ cây cói đặc trưng của vùng ven biển. Những ngôi nhà này tuy mộc mạc, giản dị những rất gần gũi và mang đậm nét văn hóa riêng của đất và người Kim Sơn.

    15:56 | 17/07/2024
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Cẩm Phả

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thông tin báo chí thường kỳ có hai nội dung chính gồm: Các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và phối hợp tổ chức vòng thi Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại thành phố Cẩm Phả.

    10:19 | 17/07/2024
  • Gần 48 tỷ đồng đầu tư, xây dựng công viên võ Bình Định

    (Xây dựng) – Lãnh đạo thành phố Quy Nhơn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương về việc thực hiện đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi tỉnh mở rộng thành Công viên võ Bình Định.

    09:56 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ” xác lập kỷ lục Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội, sáng 14/7, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ" với sự tham gia của 7.000 người. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029. Hoạt động đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

    16:11 | 15/07/2024
  • Bình Định: Khai mạc Lễ hội đường phố mang đặc trưng miền biển

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ các sự kiện Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, Lễ hội đường phố đã chính thức được khai mạc vào chiều ngày 14/7 với chủ đề “Bình Định chào hè”.

    15:25 | 15/07/2024
  • Lễ hội Xe Fun Wheels Festival Hạ Long 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội do UBND thành phố Hạ Long, Công ty Cổ phần OTV Truyền thông và Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần (13 và 14/7), lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Đây là lễ hội xe lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra thường niên tại thành phố di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    20:43 | 14/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
  • Lễ hội văn hóa - ẩm thực gọi mời du khách về với biển Quảng Trị

    (Xây dựng) - Ngày 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng - Taste of Sunland". Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Vì hòa bình Quảng Trị năm 2024.

    13:09 | 13/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load