Thứ năm 12/09/2024 10:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Chú ý khi ăn hoa quả

15:28 | 20/04/2016

(Xây dựng) - Nếu ăn trái cây trước bữa cơm khoảng 10 phút sẽ hấp thu được nhiều vitamin. Với những người bị bệnh dạ dày, không nên ăn hoa quả trước bữa cơm.

Ăn hoa quả đúng cách

Nếu trước đó không ăn sáng, nên chọn những hoa quả ít axit và không chát như táo, lê, chuối, nho. Chuối giàu kali, có ích cho tim và cơ bắp, lại giúp trị táo bón ở trẻ. Táo nhiều vitamin C, ăn trước bữa cơm cũng là tốt nhất.

Sau mỗi bữa cơm: Ăn bưởi rất tốt, nhất là với phụ nữ có thai. Trong bưởi có các axit thiên nhiên, giúp giảm cholesterol, giảm tổn thương cho thành động mạch, phòng các bệnh về tim do trong bưởi có nhiều axit nên nếu ăn khi đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Ăn dứa sau bữa cơm cũng giúp tiêu hóa tốt hơn. Dứa tươi có men albumin, nếu ăn khi đói sẽ làm hại thành dạ dày, thậm chí dị ứng với người mẫn cảm.

10 giờ sáng: Đây là lúc ta làm việc căng thẳng nhất, dễ càm thấy bồn chồn, bứt rứt. Ăn hoa quả lúc này thì mùi vị chua ngọt sẽ khiến bạn thấy tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng.

1 giờ trưa: Có thể hỗ trợ tiêu hóa, tốt nhất là những quả nhiều chất chua như cam, chanh, mơ, quýt, sơn trà.

4 giờ chiều: Lúc này thường ta đã đói bụng, hoa quả có thể ăn để lót dạ. Nên chọn loại ít axit.

Không được ăn nhiều mận

Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca - P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.

Đồng thời, vị chua quá nhiều sẽ không lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.

Ăn nhiều quýt hại dạ dày

Vì nhu cầu vitamin C cần cho mỗi người trong ngày 3 quả quít là đủ. Nếu ăn nhiều có hại cho vòm miệng và răng.

Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.

Dưa hấu gây lạnh

Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều thường xuyên thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.

Hồng dễ gây tắc tiêu hóa

Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.

Nhất là không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, do các vị toan đã bị thức ăn dùng hết nên ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.

Chuối tiêu ức chế mạch máu

Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, không nên ăn chuối tiêu khi đói bụng.

Quả đào

Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten, một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt. Người mà chế độ ăn có hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa. Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.

Quả vải

Vải tươi chứa hàm lượng đường cao. Nếu ăn quá nhiều vải, ăn ít tinh bột, nó sẽ dễ dàng gây hạ đường huyết, mà thường được gọi là "bệnh vải", và sau đó dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, da nhợt nhạt, khát nước, buồn nôn, ra mồ hôi...

Xoài

Xoài giàu chất chống ô-xy hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe như bệnh tim, già trước tuổi và ung thư.

Tuy nhiên, xoài không thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách bởi có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác.

Dứa

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa. Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load