Thứ năm 19/09/2024 17:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Cho trẻ ăn uống thế nào sau khi cắt amidan?

11:08 | 22/06/2016

Nhiệm vụ lớn nhất của cha mẹ là động viên trẻ uống đủ nước. Sẽ không đáng ngại nếu trẻ không chịu ăn thức ăn đặc trong vài ngày đầu vì cảm giác đau.


Cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống cho trẻ sau khi cắt amidan.

 

Trái lại uống đủ nước là việc hết sức quan trọng để cơ thể không bị mất nước. Nhấp nước thường xuyên cũng giúp làm ẩm những vùng họng chưa liền thương và giúp giảm đau.

BS Trần Thu Thủy (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trong thời gian đầu sau khi cắt bỏ VA hay amidan, vùng vết thương còn rất nhạy cảm. Quá trình lành thương sẽ tiến triển nhanh hơn nếu tổ chức ở đây bị quấy rối ít nhất. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé chế độ ăn lỏng lúc ban đầu vì thức ăn này ảnh hưởng ít nhất tới quá trình liền thương. Có thể bắt đầu bằng các loại nước trong như nước lọc, nước táo, nước luộc thịt.

Bé có thể thích uống nước hơi ấm hoặc nước lạnh, cần tránh các đồ uống nóng. Với một số trẻ, phẫu thuật nạo VA hay cắt amidan có thể gây đau đớn, khiến trẻ từ chối ăn bất kỳ thứ gì trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Hãy động viên bé thường xuyên nhấp chút đồ uống để phòng ngừa mất nước. Tránh dùng ống hút vì động tác hút sẽ càng khiến họng đau hơn.

Buổi tối đầu tiên sau phẫu thuật, cha mẹ có thể cho bé dùng chút thức ăn lỏng, sau đó tùy theo đáp ứng của bé mà chuyển dần sang chế độ ăn cứng hơn. Nếu bác sĩ không có yêu cầu đặc biệt gì về chế độ ăn thì hãy để bé tự quyết định. Người duy nhất biết rõ sau mổ họng còn đau hay không chính là con bạn, nếu bé muốn ăn gì thêm thì hãy cho bé ăn.

Các đồ uống lỏng và mát thường được trẻ yêu thích. Cần tránh các đồ uống chua như nước cam, nước chanh vì chúng có thể khiến bé đau đớn và làm cho hơi thở có mùi. Nên ưu tiên dùng thức ăn lỏng hơn đồ ăn đặc. Đừng lo lắng nếu trong vòng vài ngày sau mổ bé không ăn nhiều. Một khi bé còn uống được, khóc có nước mắt và đi tiểu bình thường thì bé vẫn được cung cấp đủ nước.

Buồn nôn và nôn có thể xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu do ảnh hưởng của thuốc gây mê, trong chất nôn có thể lẫn chút máu. Cho bé uống thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh khi bụng đói sẽ khiến tình trạng này càng trở nên tồi tệ. Nếu bé nôn cả khi uống đồ lỏng thì đừng ép bé uống. Hãy cho bé nghỉ và thử lại vào sáng hôm sau. Nếu lúc này trẻ vẫn tiếp tục nôn thì cần liên hệ với nhân viên y tế.

Trẻ có thể chuyển sang thức ăn mềm ngay khi thấy muốn ăn. Tốt nhất là cho bé dùng kết hợp thức ăn mềm và thức ăn lỏng. Sau nạo VA đa số trẻ có thể sớm quay lại chế độ ăn bình thường.

Theo BS Thủy, phụ huynh cần tránh một số đồ ăn có thể kích thích họng và thậm chí gây tổn thương mô đang lành. Đừng cho bé ăn thực phẩm cứng, giòn hoặc xù xì trong vòng 1-2 tuần sau phẫu thuật vì những thức ăn này có thể gây chảy máu. Thực phẩm xù xì bao gồm bỏng ngô, khoai tây rán, bánh quy thô ráp, các loại hạt… Các thực phẩm nhiều gia vị và chua như nước chanh, nước cam, cà chua, hạt tiêu có thể gây bỏng và cảm giác khó chịu trong họng trẻ. Cần tránh các thực phẩm này trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật.

Sau phẫu thuật 2 tuần, trẻ có thể sẵn sàng để trở lại chế độ ăn bình thường. Hãy lắng nghe phản ứng của bé. Thử một đồ ăn mới mỗi lần cho tới khi bé có thể ăn lại mà không đau hoặc sợ nuốt. Nếu bé tiếp tục cảm thấy không ổn hoặc bị chảy máu thì hãy liên hệ với bác sĩ để xin ý kiến.

Theo Minh Hoàng/Giadinhvietnam.com

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

  • Thanh Hóa: Sẽ đầu tư xây dựng dự án hơn 360 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3558/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 360 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load