Thứ tư 12/02/2025 09:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Cần đảm bảo tính nhất quán giữa quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng

14:05 | 07/01/2023

Hiện Việt Nam đã, đang xây dựng và triển khai đề án đô thị thông minh. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn về thành phố xanh thông minh sẽ cần cập nhật, điều chỉnh, bổ sung phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế.

Cần đảm bảo tính nhất quán giữa quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng
Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia. (Ảnh: TTXVN)

Thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng 7/1 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị đánh giá kỹ những tác động của kinh tế thế giới và trong nước, để từ đó đề ra những chính sách tạo động lực cho phát triển đất nước.

Đặc biệt, quy hoạch cần chỉ rõ, nhấn mạnh, cụ thể hóa hơn nữa các mục tiêu về phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ vừa là để ghi nhận những kết quả đã đạt được, vừa thể hiện quyết tâm phấn đấu rõ ràng hơn, tận dụng tốt xu hướng nguồn lực trong những lĩnh vực tiềm năng này.

Tập trung phát triển đô thị xanh, thông minh

Theo đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình), Quy hoạch trình Quốc hội đã thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của Luật Quy hoạch một cách có hệ thống trên cơ sở đánh giá thực trạng quốc gia, tuân thủ các định hướng, chiến lược phát triển có liên quan.

Để hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu đề nghị nên xem xét, điều chỉnh một số mục tiêu, trong đó mục tiêu “phấn đấu từ 3 đến 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế” nên điều chỉnh thành “phấn đấu có 5-10 đô thị xanh, thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế.”

Nữ đại biểu cho rằng, hiện Việt Nam đã, đang xây dựng và triển khai đề án đô thị thông minh. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn về thành phố xanh thông minh sẽ cần cập nhật, điều chỉnh, bổ sung phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế, tập trung vào chất lượng, tiêu chuẩn sống hơn là quy mô thương hiệu.

Đại biểu đề nghị xem xét bổ sung chỉ tiêu về doanh nghiệp trong phát triển kinh tế số, đó là số lượng doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, đổi mới công nghệ tăng trung bình 15-20% trong giai đoạn 2021-2030 và tăng 5-10%/năm đến năm 2050 nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp vốn đang tiến triển chậm, chưa đạt kỳ vọng.

Về phát triển vùng và liên kết vùng, đại biểu đoàn Ninh Bình đề nghị nên chú trọng đảm bảo tính phù hợp, nhất quán giữa quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, cực tăng trưởng.

Về quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển, bổ sung thêm một số chỉ tiêu về phát triển xã hội, môi trường của từng vùng. Ngoài ra, bổ sung mục tiêu liên kết phát triển vùng toàn diện, hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) nhấn mạnh, việc thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là cần thiết, song cần làm rõ hơn một số nội dung để việc tổ chức, thực thi đạt hiệu quả cao.

Ông phân tích, nếu nhìn vào mục tiêu đến năm 2045 trở thành có nước có thu nhập cao thì cần chọn phương án tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu nhìn lại những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến kinh tế-xã hội thời gian qua, việc chọn phương án tăng trưởng cao thì tính khả thi không cao.

Từ nhận định này, đại biểu đoàn Quảng Trị nhấn mạnh, quy hoạch nhất là quy hoạch tổng thể quốc gia cần hạn chế thấp nhất việc phải điều chỉnh, không nên đưa những con số quá cụ thể, bởi mục tiêu cao nhất vẫn là tổ chức không gian phát triển hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Cần sự liên kết chặt chẽ giữ các vùng

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu các định hướng lớn về phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu; tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia…

Song đại biểu Nguyễn Quốc Luận (đoàn Yên Bái) cho rằng, Quy hoạch mới chỉ đề cập đến định hướng và các nội dung phát triển kinh tế-xã hội của nội vùng, chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các vùng với nhau, chưa có định hướng cũng như những nội dung cụ thể liên kết vùng.

Do đó, đại biểu đề nghị đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung các định hướng và các nội dung lớn về liên kết vùng cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách hoàn chỉnh đồng bộ liên kết vùng; có cơ chế điều phối quản trị vùng nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển vùng để tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các dự án mang tính liên tỉnh, liên vùng.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Quốc Luận cũng đề nghị cơ quan soạn thảo căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và dự báo tình hình trong nước thế giới để xem xét cụ thể hóa các quan điểm, định hướng phát triển của đất nước bổ sung thêm các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để các địa phương làm căn cứ xây dựng quy hoạch tỉnh. Đồng thời làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch.

Về danh mục các dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện, đại biểu đoàn Yên Bái đề nghị làm rõ cơ sở nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án.

Từ đó, rà soát, nghiên cứu, tính toán kỹ danh mục các dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện đảm bảo các dự án này phải đáp ứng tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia theo quy định của pháp luật. Đảm bảo các dự án đưa vào quy hoạch phải là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, có tác động lớn đến ngành vùng liên vùng.

“Cần có thêm những phân tích, đánh giá về khả năng cân đối, huy động để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của giai đoạn này; có những giải pháp chiến lược, căn cơ, bài bản, khả thi để huy động nguồn lực cho đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước,” đại biểu nêu ý kiến.

Cần đảm bảo tính nhất quán giữa quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, hiện nay, việc phát triển đường sắt đô thị trong hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có hướng phát triển, nhưng các đô thị của những vùng động lực này cần phải tính toán tới sự phát triển của các đường sắt đô thị, kết nối với hạt nhân đang phát triển là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, về hành lang kinh tế cần phải phát triển kinh tế theo trục Bắc-Nam, với hai hành lang quan trọng là Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc và ở phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu phải gắn với kinh tế cửa khẩu.

Theo đó, phải tính toán thêm về kinh tế mậu biên và cửa khẩu. Vì kết nối kinh tế mậu biên và khu vực dọc biên giới, kinh tế biên giới cũng khá quan trọng, có sự giao thoa giữa giữa Việt Nam và các nước lân cận./.

Theo Xuân Quảng (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát

    Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại (NHTM) để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 20 NHTM và Ngân hàng Chính sách xã hội.

    11:09 | 11/02/2025
  • Bế mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định, tuy yêu cầu gấp về tiến độ, áp lực về thời gian, song chất lượng các nội dung trình tại phiên họp đều cơ bản đạt yêu cầu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét.

    08:30 | 11/02/2025
  • Cho ý kiến về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý bảo đảm việc kết nối của Dự án với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, các loại hình vận tải khác, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và quỹ đất rừng.

    18:09 | 10/02/2025
  • Văn phòng Chủ tịch nước chủ động, tích cực triển khai công tác tư pháp

    Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá cao nỗ lực của Văn phòng Chủ tịch nước đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành các nội dung nhiệm vụ công tác được giao.

    14:35 | 10/02/2025
  • Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490-Binh chủng Pháo binh

    Theo Tổng Bí thư, phải tận dụng thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Pháo binh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

    14:27 | 10/02/2025
  • Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tuyệt đối không để gián đoạn trong công việc

    Sáng nay 10/2, chủ trì và phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 phải bảo đảm tổ chức, hoạt động của Đảng bộ tuân thủ đúng quy định của Đảng, phù hợp với thực tiễn và những đặc thù của Quốc hội, qua đó để xử lý các công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội.

    11:27 | 10/02/2025
  • Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ các doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Sáng 10/2, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

    10:29 | 10/02/2025
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tháo gỡ nhiều vướng mắc, kiến nghị trong buổi làm việc với Thành ủy Đà Nẵng

    (Xây dựng) – Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ chủ trương xây dựng, bổ sung thêm một số chính sách vượt trội để thu hút nhà đầu tư vào khu thương mại tự do, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng trên tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, đề xuất chính sách phù hợp hoàn cảnh cụ thể của đất nước để phát huy điều kiện rất thuận lợi của Đà Nẵng.

    08:15 | 10/02/2025
  • Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

    Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

    19:32 | 09/02/2025
  • Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

    Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi.

    14:28 | 09/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load