(Xây dựng) - Lịch sử cách mạng thế giới chưa có cuộc cách mạng nào như Cách mạng tháng Tám, thần tốc trong có 15 ngày với một chính Đảng cách mạng Việt Nam chân chính đã đưa Việt Nam từ đêm dài 80 năm nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành quốc gia thực sự tự do, độc lập!
Kỷ niệm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng ta càng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại! Lãnh tụ của dân tộc Việt Nam (Ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh). |
Bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố hùng hồn trước Quốc dân đồng bào Việt Nam và toàn thế giới. Không có gì quý hơn độc lập, tự do... thực sự nước Việt Nam đã trở thành một nước độc lập, tự do... từ 9h45 phút ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Cách mạng tháng Tám 1945 là mốc son lịch sử chói lọi, ghi nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa Việt Nam ta, nhân dân ta lên vị thế mới về chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, để lại nhiều giá trị và bài học quý giá đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam hiện tại và tương lai – Đó là bài học nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, phát huy độc lập tự chủ, bằng sức mình để chiến thắng mọi kẻ thù, mọi thế lực thù địch, vượt qua đói nghèo, mọi khó khăn thử thách cam go, khốc liệt “ngàn cân treo sợi tóc” để giữ gìn nền Độc lập, Tự do trong suốt hơn ¾ thế kỷ qua.
Cách mạng tháng Tám lịch sử 1945, bài học vô giá và quý báu của lịch sử cách mạng Việt Nam còn nguyên giá trị hôm nay và mãi mãi sau này. Tinh thần cách mạng tháng Tám đã được phát huy trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, tiếp tục được phát huy trong các giai đoạn cách mạng mới đã và đang được Đảng ta, nhân dân ta thực hiện. Đó là thực hiện thắng lợi đường lối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII theo tinh thần “Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển” của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao – Đó cũng là mốc son lịch sử, kỷ niệm 100 năm nền độc lập vững bền của dân tộc Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2045).
Chương trình hành động cụ thể của Việt Nam chúng ta hiện nay mà Chính phủ đã đề ra là: Tập trung triển khai mạnh mẽ 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược cùng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025) với phương châm: “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn bộ hệ thống hành chính Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám lịch sử, chúng ta càng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại! Lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang được minh chứng và thực hiện trong suốt 77 năm qua của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ... không thể mất độc lập, tự do... Lời tuyên thệ “Độc lập, dân tộc” còn âm vang mãi trong lịch sử cách mạng Việt Nam suốt gần 80 năm qua, mãi mãi sống trong ký ức mỗi người dân Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi trong tương lai. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh – tầm nhìn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay cả trước khi tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám nổ ra 3 năm, vào xuân Nhâm Ngọ (1942), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản trường ca “Lịch sử nước ta” với 236 câu lục bát. Cuối bản trường ca bất hủ này, mục ghi những mốc lớn trong lịch sử dân tộc, có dòng chữ “Dự đoán thần kỳ” năm 1945 - Việt Nam độc lập! Đúng 2/9/1945 Việt Nam đã là nước độc lập.
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Không có gì quý hơn độc lập tự do! Suốt 77 năm qua, để bảo vệ vững chắc nền độc lập, Việt Nam chúng ta biết bao thế hệ đã phải hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chín năm kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ “9 năm là một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Để tiếp tục giải phóng miền Nam, giành độc lập, thống nhất đất nước, chúng ta đã làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Thủ đô Hà Nội (12/1972), buộc Đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Kết thúc cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc kéo dài 30 năm (1945 – 1975) – Đại thắng lịch sử, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975...đã minh chứng cho tư tưởng Hồ Chí Minh – Không có gì quý hơn độc lập tự do, chứng minh chân lý “Giành độc lập dân tộc đã khó, bảo vệ nền độc lập vững bền lại càng khó hơn!”. Chân lý cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại đã và đang được dân tộc Việt Nam chúng ta thực hiện thắng lợi trong suốt 77 năm qua!
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Không có gì quý hơn độc lập, tự do; nhưng không có nghĩa là không cần hội nhập để phát triển. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Tầm nhìn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ngay từ Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: Nước Việt Nam mới chỉ “thoát ly” hẳn quan hệ “thực dân” với Pháp. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, độc lập không bao lâu, chúng ta đang vừa tập trung lực lượng chuẩn bị cho trường kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Tầm nhìn Hồ Chí Minh đã đề cập đến “Hợp tác và Hội nhập”. Tháng 7/1946 giữa Thủ đô Paris nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố “Việt Nam đòi quyền độc lập trong Liên hiệp Pháp (không phải là tuyệt giao với Pháp), vì như thế cả hai bên cùng có lợi về mặt kinh tế và văn hóa. Việt Nam vui lòng cộng tác với Pháp”; “Việt Nam sẵn lòng bảo đảm sự an toàn cho những vốn của người Pháp trên đất Việt Nam”; “Quyền tự do doanh nghiệp của những người Pháp cũng chỉ phải chịu những điều kiện như người Việt Nam”. Cũng ngay sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, trả lời phóng viên Hãng thông tấn Pháp Beccna Uynman: “Nếu Chính phủ hoặc tư nhân Pháp cho vay vốn thì Chủ tịch có nhận không? Nếu nhận thì với những điều kiện như thế nào?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Những quan hệ kinh tế giữa hai nước phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi” – Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn là: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Tầm nhìn xuyên thế kỷ Hồ Chí Minh. Ngay cả sau khi Cách mạng tháng Tám thành công chưa đầy 2 tháng ngày 1/11/1945 trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáng kiến “ngoại giao nhân dân” mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ, cho dù lúc đó giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có quan hệ ngoại giao chính thức”. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh – không có gì quý hơn độc lập, tự do cho nền móng phát triển ngoại giao nhiều mặt và hiệu quả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau này và hiện tại đó sao!
Cách mạng tháng Tám lịch sử 1945, với vẻn vẹn chưa đầy 5.000 đảng viên, Đảng ta đã tiến hành trong bối cảnh “Thù trong, giặc ngoài”, Tổ quốc trải qua nạn đói chưa từng có, với gần 2 triệu người... đã thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, Việt Nam chúng ta đã và đang đứng trước thế và lực, vận hội đất nước chưa từng bao giờ có trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Việt Nam đã chiến thắng, đẩy lùi hiệu quả đại dịch COVID-19, cũng đã và đang kiên quyết ngăn chặn và chiến thắng “giặc nội xâm”. Đó là Quốc nạn: “Tham nhũng” ở mỗi đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam.
Tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt đã diễn ra cách đây 77 năm, minh chứng cho sự đúng đắn về lý luận, về đường lối cách mạng, về phương pháp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong chiến tranh giữ nước và bảo vệ Tổ quốc sau này, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại - không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Văn Phúc
Theo